Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp THPT tỉnh Quảng Ninh năm học 2013 - 2014

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp THPT

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp THPT tỉnh Quảng Ninh năm học 2013 - 2014 có đáp án đi kèm, đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý giáo viên, giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị tốt nhất cho bài thi chọn giáo viên giỏi cấp tỉnh. Mời quý thầy cô giáo tham khảo.

Đề thi Giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn phần thi năng lực tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện Đức Thọ năm 2013-2014

UBND TỈNH QUANG NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2013-2014

ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC

(Phần kiến thức chuyên môn)

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài chung cho cả hai phần: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 01 trang

Câu 1: (3.0 điểm):

Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng gì? Đặc trưng của phong cách nghệ thuật? Cho ví dụ.

Câu 2: (4.0 điểm):

Trong văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư), khi Hưng Đạo Đại Vương ốm, Vua ngự tới nhà thăm và hỏi về kế sách chống giặc xâm lược. Vương trả lời rằng:

"Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã", đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng được người tài giỏi đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến tận Mai Lĩnh, là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc; đó là thượng sách giữ nước vậy".

Anh, chị hãy nêu hệ thống câu hỏi và định hướng trả lời để hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích nhằm làm rõ vẻ đẹp trí tuệ và tấm lòng yêu nước thương dân của nhân vật Hưng Đạo Đại Vương.

Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp THPT

Câu 1

1. Nêu được chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là:

  • Chức năng thông tin
  • Chức năng thẩm mỹ

Lấy vd

2. Nêu được đặc trưng của phong cách nghệ thuật:

  • Tính hình tượng
  • Tính truyền cảm
  • Tính cá thể hoá

Lấy vd

Câu 2: Căn cứ đoạn văn, cần nêu được hệ thống câu hỏi như sau:

Lưu ý: Các câu hỏi không nhất thiết phải y nguyên, tuy nhiên cần đảm bảo tinh thần cơ bản dưới đây.

1. Câu hỏi phát hiện:

- Binh pháp và kế sách giữ nước của Hưng Đạo Đại Vương được thể hiện qua những chi tiết, từ ngữ nào?

(Đại quân, đoản binh, trường trận, xem xét quyền biến, tùy thời tạo thế, lòng dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, khoan thư sức dân, kế sâu rễ bền, thượng sách giữ nước...vv.

Chi tiết: Triệu Vũ đế, đời Đinh Lê, vua Lý, thời nhà Trần...vv)

- Những từ ngữ nào thể hiện cách lập luận của Trần Quốc Tuấn trong kế sách giữ nước?

(Ngày xưa, đó là một thời, là vì thế, đó là trời xui nên vậy, vả lại...vv)

2. Câu hỏi phân tích:

- Binh pháp đánh giặc của Trần Quốc Tuấn?

(Biết dựa vào tình hình thực tiễn để thiết lập thế trận, dùng đoản binh chế trường trận, dùng tướng giỏi, biết quyền biến ...vv)

- Kế sách giữ nước của ông?

(Coi trọng người tài, coi trọng vai trò của nhân dân, lấy dân làm gốc để giữ nước)

- Cách lập luận trong lời trình bày của ông với vua?

(Đi từ xưa đến nay, dùng thực tiễn lịch sử và thực tiễn đánh quân Nguyên vừa qua để minh chứng, khiến người nghe hoàn toàn bị thuyết phục)

3. Câu hỏi khái quát:

- Qua binh pháp đánh giặc và kế sách giữ nước của ông cho thấy Trần Quốc Tuấn là người như thế nào?

(Có tài quân sự, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng, yêu nước thương dân)

- Nghệ thuật viết sử của tác gia Ngô Sỹ Liên thể hiện qua đoạn trích?

(Nêu nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tạo tính chân thực, chọn thời điểm quan trọng có ý nghĩa bộc lộ được tính cách, nhân cách của nhân vật khắc họa)

4. Câu hỏi liên hệ, mở rộng:

- Quan điểm lấy dân làm gốc của ông sau này được những ai tiếp nối phát huy?

(Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh...)

Đánh giá bài viết
1 2.433
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm