Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Thành Long, Châu Thành năm 2016 - 2017 là đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán lớp 8 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Toán lớp 8 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình học môn Toán lớp 9.
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 trường THCS Kim Thái năm 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Tân Đồng năm 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Bách Thuận, Thái Bình năm 2016 - 2017
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÀNH LONG
ĐỀ THAM KHẢO
KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: TOÁN 8 - THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
I. LÍ THUYẾT: (2đ)
1) Phát biểu định lí tổng các góc của một tứ giác.
2) Áp dụng: Tìm x trong hình bên:
II. BÀI TẬP:
Bài 1: (2.5đ) Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 3x2 - x
b) x2 + 2x + 1 - y2
c) xy + y2 – x – y
Bài 2: (2.5đ) Tìm x, biết:
a) x2 – 9 = 0
b) x2 - 10x + 25 = 0
Bài 3: (3đ) Cho tam giác ABC. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB, BC.
a) Chứng minh tứ giác ADEC là hình thang.
b) Gọi F là điểm đối xứng với E qua D. Tứ giác AEBF là hình gì? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8
I. Lí thuyết:
1) Phát biểu đúng định lí tổng các góc của một tứ giác.
2) Tính đúng x = 40o
II. Bài tập:
Bài 1:
a) 3x2 - x = x(3x -1)
b) x2 + 2x + 1 - y2
= (x2 + 2x + 1) - y2
= (x + 1)2 - y2
= (x + 1 + y)(x + 1 - y)
c) xy + y2 – x – y
= y(x + y) – (x + y)
= (x + y)(y – 1)
Bài 2:
a) x2 – 9 = 0
↔ (x + 3)(x – 3) = 0
x + 3 = 0 hoặc x - 3 = 0
x = -3 hoặc x = 3
Vậy: x = -3; x = 3
b) x2 - 10x + 25 = 0
↔ (x - 5)2 =0
↔ x - 5 = 0
→ x = 5
Vậy: x = 5
Bài 3:
GT- KL
a) Xét ΔABC ta có:
EB = EC (gt)
DB = DA (gt)
→ DE là đường trung bình của ABC.
→ DE //AC
Tứ giác ADEC có DE //AC nên là hình thang.
b) Tứ giác AEBF có:
DA = DB (gt)
DE = DF (E, F đối xứng qua D)
Vậy: Tứ giác AEBF là hình bình hành.