Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trần Văn Kỷ, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trần Văn Kỷ, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016 có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra cuối kì I.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2016 - 2017

Văn mẫu lớp 10: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè

SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn)

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung."

1.1. Đoạn văn trên thuộc trích đoạn nào? Trong tác phẩm nào? Thể loại là gì? (0,75đ)

1.2. Các biện pháp tu từ thành công trong đoạn văn (0,5đ)? Tác dụng của phép tu từ đó? (0,75đ)

Câu 2: (3 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?

Câu 3: (5 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ sau:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"

("Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập một, tr.117-119 – NXB Giáo dục, 2009)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Câu 1:

1.1. Đoạn văn trên thuộc trích đoạn "Chiến thắng Mtao Mxây"

Trong tác phẩm Đăm Săn. Thể loại Sử thi. (0,75đ)

1.2. Các biện pháp tu từ thành công trong đoạn văn là so sánh, phóng đại, điệp... (múa khiên gió như bão, gió như lốc; quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung....) (0,5đ)

- Tác dụng: Miêu tả tài nghệ múa khiên hùng mạnh của Đăm Săn, hình ảnh Đăm Săn với tầm vóc lớn lao, kì vĩ trong khung cảnh thiên nhiên và xã hội Tây Nguyên cổ đại (0,75đ)

Câu 2:

Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. Bài làm phải diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Học sinh cần phải biết phối hợp các thao tác lập luận cho phù hợp: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, phản bác,...

Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau:

  • Nêu được vấn đề cần nghị luận
  • Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.
  • Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc...; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......
    • Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập..., con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc...
  • Bàn luận vấn đề:
    • Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta...)
    • Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.
    • Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn
  • Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
  • Khẳng định lại vấn đề

Câu 3

Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.

Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi, học sinh có thể phân tích, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm bật được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Cụ thể:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Khái quát về tác giả, tác phẩm

a. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi

  • Tâm hồn yêu thiên nhiên nồng nàn tha thiết:Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, tràn đầy sức sống
  • Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống: Nhà thơ đã khắc họa bức tranh cuộc sống thanh bình
  • Tấm lòng ưu ái với dân với nước:
    • Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hòa để "Dân giàu đủ khắp đòi phương".
    • Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi bộc lộ chí hướng cao cả: khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

→ Đây là tư tưởng tích cực tiến bộ của Nguyễn Trãi và lí tưởng "dân giàu đủ khắp đòi phương" của Nguyễn Trãi với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

b. Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm

  • Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích.
  • Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi...
  • Câu thơ lục ngôn, cô đọng hàm súc trong bài thất ngôn bát cú Đường luật

- Khẳng định lại vấn đề.

Đánh giá bài viết
1 804
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm