Đề thi Olympic môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi Olympic môn Ngữ văn lớp 11
Đề thi Olympic môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 có đáp án đi kèm, giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc của đề thi học sinh giỏi. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc ôn tập của các bạn. Chúc các bạn làm bài tốt!
Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đô Lương 2, Nghệ An năm học 2014 - 2015
SỞ GD - ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học: 2016-2017 | ĐỀ THI OLYMPIC Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút |
Câu 1: (8,0 điểm)
"Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng".
(Bokle)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?
Câu 2: (12 điểm)
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-Xen Pruxt cho rằng: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật trên.
.................. HẾT ...................
Đáp án đề thi Olympic môn Ngữ văn lớp 11
Câu 1: (8,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng".
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người không nhìn thấy bóng tối sẽ không bao giờ tìm ra ánh sáng.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động
- Giải thích:
- Bóng tối là gì? Là những điều sai trái....là tăm tối, khó khăn, bế tắc......
- Ánh sáng là gì? Là những điều tốt đẹp, tươi sáng....là may mắn, thuận lợi, thành công.... trong cuộc đời.
-> Ý chung: Ý kiến thể hiện một quan niệm sâu sắc về quá trình nhận thức của con người. Nhận thức được những khó khăn, gian khổ, những sai trái trong cuộc sống sẽ là động lực giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực để đạt được thành công, có được những điều tốt đẹp....
- Phân tích, bình luận:
- Trong thực tế:
- Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn tồn tại hai mặt đối lập song song: ánh sáng và bóng tối, hạnh phúc và đau khổ, tốt và xấu, thiện và ác, cao thượng và thấp hèn...
- Con người luôn phải đối mặt với gian khổ, khó khăn vì cuộc sống không bằng phẳng, dễ dàng, nhưng:
- Có cảm nhận được nỗi đắng cay, thất bại mới có ý chí, quyết tâm vươn lên để đạt tới thành công.
- Có tận cùng đau khổ mới thấy ý nghĩa của hạnh phúc.
- Có thấy hết bóng tối của sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu mới làm con người có quyết tâm vươn tới ánh sáng văn minh tiến bộ......
- (Mỗi ý nêu ra cần có dẫn chứng thực tế để minh họa)
- Ý kiến thể hiện một suy nghĩ, một quan niệm tiến bộ, đề cao nghị lực con người, thể hiện hướng tích cực trong nhận thức của nhân loại.
- Phê phán
- Những người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin và quyết tâm trong cuộc sống, ngại đối mặt với thử thách, khó khăn....
- Không biết trân trọng thành công đạt được bằng chính mồ hôi, nước mắt, gian khổ của mình và người khác......
- Bài học nhận thức và hành động
- Mọi vấn đề trong cuộc sống, dù thuận lợi hay khó khăn, hạnh phúc hay đau khổ, thành công hay thất bại... đều có mặt tích cực của nó, bởi đó là động lực giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực....
- Cần nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện không ngừng để vững vàng đối mặt với mọi khó khăn, gian khổ, vươn tới hạnh phúc, thành công.....
d. Sáng tạo: sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu 2: (12 điểm) Giải thích và làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn Mác-Xen Pruxt: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới qua truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong quá trình sáng tạo nhà văn phải có cách nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận, giới hạn phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Chí Phèo
- Giải thích ý kiến:
- Cuộc thám hiểm thực sự: Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo tác phẩm đích thực.
- Vùng đất mới: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới)
- Đôi mắt mới: Cách nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới, không lặp lại.
-> Ý kiến khẳng định: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống.
- Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao để làm rõ ý kiến.
- Đề tài cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam trước CMT8. Đây là một đề tài quen thuộc được nhiều nhà văn khai thác và xây dựng được những điển hình: Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan...
- Cũng viết về cuộc sống của người nông dân trước CMT8, tức là vùng đất cũ, nhưng Nam Cao đã có "đôi mắt mới" để "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Cụ thể:
- Nam Cao không chỉ đề cập đến nỗi khổ đau về vật chất mà còn xoáy vào bi kịch tinh thần của Chí Phèo: Bi kịch bị tha hóa; bị cự tuyệt quyền làm người.
- Nhà văn trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. khẳng định bản chất lương thiện của con người không bao giờ mất đi cho dù họ bị hủy hoại và tàn phá cả về nhân hình lẫn nhân tính.
- Khẳng định chính tình người làm sống dạy "tình người".
- Bình luận vấn đề:
- Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng.
- Để tạo ra tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, bản lĩnh và lao động nghệ thuật nghiêm túc.
- Dù viết về đề tài cũ nhưng bằng những khám phá, những phát hiện mới mẻ, độc đáo về đời sống, con người nhà văn vẫn cho ra đời những tác phẩm thực sự giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên cũng không phủ nhận ý nghĩa của "vùng đất mới" trong thực tiễn sáng tác.
- Đánh giá chung:
- Khẳng định vai trò quan trọng của "đôi mắt mới" trong cách cảm thụ đời sống của nhà văn.
- Nam Cao đã có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo về một đề tài đã cũ. Vì vậy truyện ngắn Chí Phèo đã trở thành kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
d. Sáng tạo: sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.