Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử đại học môn Hóa khối A, B THPT Hoàng Mai năm 2014

Đề thi thử đại học môn Hóa khối A, B THPT Hoàng Mai năm 2014 là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học khối A, A1 chuẩn bị cho kì thi đại học-cao đẳng sắp tới. Mời các bạn tải về đề tham khảo.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA THPT HOÀNG MAI

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A, B NĂM 2014
THPT HOÀNG MAI, NGHỆ AN

Cho biết KLNT (đv C): C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Ag = 108; Cu = 64.

Câu 1. X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2 ,H2O , N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là

A. H2NCH2COOH B. H2NC3H6COOH

C. H2N-COOH D. H2NC2H4COOH

Câu 2. Cho cân bằng hóa học sau: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k); ∆H < 0.

Cho các biện pháp:

(1) Giảm nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;

(3) Dùng thêm chất xúc tác Fe; (4) Giảm nồng độ của NH3.

Những biện pháp làm cho cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận

A. (2), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2). D. (1), (2), (3).

Câu 3. Cho sơ đồ biến hóa: CH4 → X→Y→ CH3COOH. Để thỏa mãn với sơ đồ biến hóa trên thì Y là

A. C2H4 hoặc C2H5OH. B. CH3CHO hoặc CH3CH2Cl.

C. CH3CHO. D. C2H5OH.

Câu 4. Để phản ứng hoàn toàn với m gam metyl salixylat cần vừa đủ 1,08 lít dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối thu được là

A. 97,2g. B. 98,28g C. 82,08g. D. 164,16g.

Câu 5. Hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, FeSO4 và Al2(SO4)3. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong X là 49,4845%. Cho 97 gam X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa có khối lượng là

A. 31,375 gam. B. 50,5 gam. C. 76 gam. D. 37,75 gam.

Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là

A. 0,5. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2.

Câu 7. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và I2.

(b) Cho Fe vào dung dịch HCl.

(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

(d) Đốt dây sắt trong hơi brom.

(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 8. Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là

A. C4H5CHO B. C3H3CHO C. C4H3CHO D. C3H5CHO

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2H5OH thì sản phẩm hữu cơ chính thu được là ancol propylic.

B. Axit benzoic tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với phenol.

C. Axeton có thể điều chế đồng thời cùng với phenol bằng một phản ứng.

D. Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 54 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit oxalic và axit ađipic thu được 39,2 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Mặt khác, khi cho 54 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 21,28 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 21,6. B. 46,8. C. 43,2. D. 23,4

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm