Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đông Hiếu, Nghệ An

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đông Hiếu, Nghệ An có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hay dành cho các bạn học sinh khối 12. Hi vọng với đề thi thử môn hóa trước kỳ thi THPT Quốc gia của trường THPT Đông Hiếu sẽ giúp các bạn ôn luyện tốt hơn.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU
(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 482

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Cd=112; Ba = 137.

Câu 1: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 2: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?

A. Glucozơ. B. Etyl axetat. C. Metylamin. D. Saccarozơ.

Câu 3: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Urê có công thức là (NH2)2CO

B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2

C. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4

D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Câu 5: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn trạng thái cân bằng hoá học?

A. hình D B. hình C C. hình B D. hình A

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohiđric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F, Cl, Br, I.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,5. B. 0,6. C. 0,3. D. 0,4.

Câu 8: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là

A. polietilen. B. poliacrilonitrin.

C. poli(etylen-terephtalat). D. poli(vinyl clorua).

Câu 9: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là

A. H2N – CH2 – COOH. B. H2N – CH2 – CH2 – COOH.

C. H2N – CH2 – CH2 – CH2 – COOH. D. H2N – CH(CH3) – COOH.

Câu 10: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOH.

Câu 11: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 26,7. B. 12,5. C. 19,6. D. 25,0.

Câu 12: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A. Metylamin. B. Etylamin. C. Phenylamin. D. Propylamin.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 2,790 B. 4,656 C. 3,792 D. 4,460

Câu 14: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A. Cu, Zn, Mg. B. Zn, Mg, Cu. C. Mg, Cu, Zn. D. Cu, Mg, Zn.

Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2?

A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. C2H5OH. D. CH3COOH.

Câu 16: Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C4H4. B. C4H6. C. C3H4. D. C2H2.

Câu 17: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. CO2. B. NaF. C. H2O. D. CH4.

Câu 18: Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2. B. 32,4. C. 10,8. D. 21,6.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là

A. 4,4. B. 6,6 C. 8,8 D. 2,2

Câu 20: Một số vùng đất canh tác thường bị chua cây trồng khó phát triển do không thể thích ứng với môi trường có pH thấp. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây

A. đá vôi. B. phân lân. C. vôi tôi. D. phân đạm.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1.B; 2.C; 3A; 4A; 5.B; 6.D; 7.A; 8.C; 9.A; 10.B;

11.A; 12.C; 13.C; 14.A; 15.D; 16.D; 17.B; 18.D; 19.C; 20.C;

21.A; 22.C; 23.A; 24.D; 25.B; 26.A; 27.C; 28.C; 29.B; 30.B;

31. B; 32. D; 33. B; 34. A; 35. A; 36. A; 37. B; 38. D; 39. D; 40. C;

41. C; 42. C; 43. C; 44. D; 45. D; 46. B; 47. D; 48. B; 49. D; 50.C.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm