Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Hóa học trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Hóa học trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh là đề thi thử đại học có đáp án kèm theo. Đây là đề thi thử môn Hóa hay để các bạn đang ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, luyện thi đại học môn Hóa tham khảo, chuẩn bị tốt cho kì thi Quốc gia 2015 sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2014 – 2015. MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề.
(Đề thi có 04 trang; 50 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:..............................................

Số báo danh:...................................................

Mã đề thi: 159

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:

H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137.

Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử nào là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp (nguyên tố nhóm B) trong Bảng tuần hoàn?

A. [He] 2s22p4 B. [Ne] 3s2 C. [Ar] 4s1 D. [Ar] 3d64s2

Câu 2: Liên kết hoá học nào sau đây có tính ion rõ nhất?

A. Cs2S ' B. NH3 C. HCl D. H2S

Câu 3: Trong phản ứng oxi hoá - khử sau: H2S + KMnO4 + H2SO4 → S + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Hệ số (tối giản) của các chất tham gia phản ứng lần lượt là

A. 3, 2, 5 B. 5, 2, 3 C. 2, 2, 5 D. 5, 2, 4

Câu 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí A. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được khí B. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí C. Các khí A, B, C lần lượt là

A. O2, SO2, H2S B. O2, H2S, SO2 C. H2S, Cl2, SO2 D. H2S, O2, SO2

Câu 5: Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 6: Dãy nào sau đây có tính axit và tính khử tăng theo chiều từ trái sang phải?

A. HI, HBr, HCl, HF B. HCl, HBr, HF, HI

C. HF, HCl, HBr, HI D. HCl, HBr, HI, HF

Câu 7: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 16 gam B. 9 gam C. 8,2 gam D. 10,7 gam

Câu 8: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình

A. khử các ion kim loại B. oxi hoá các ion kim loại

C. khử các kim loại D. oxi hoá các kim loại

Câu 9: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1 M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là

A. 5,4 gam B. 2,16 gam C. 3,24 gam D. 4,32 gam

Câu 10: Ion OH- có thể phản ứng được với tất cả các ion nào sau đây?

A. H+, NH4+, HCO3-, CO3- B. Fe2+, Zn2+, HS-, SO42-

C. Ca2+, Mg2+, Al3+, Cu2+ D. Fe3+, Mg2+, Cu2+, HSO4-

Câu 11: Cho 5,76 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 0,3 M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được khí NO và dung dịch A. Thể tích khí NO (đktc) là

A. 1,68 lít B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 2,016 lít

Câu 12: Cho lần lượt Na, dung dịch NaOH vào các chất phenol, axit axetic, anđehit axetic, ancol etylic. Số lần có phản ứng xảy ra là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 13: Dãy nào gồm các hiđroxit được xếp theo chiều tăng dần tính bazơ?

A. KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2

C. KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3 D. Al(OH)3, Mg(OH)2, KOH

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Y → AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây?

A. Al(OH)3, Al(NO3)3 B. Al(OH)3, Al2O3

C. Al2(SO4)3, Al2O3 D. Al2(SO4)3, Al(OH)3

Câu 15: Cho 16,2 gam kim loại M (có hoá trị n không đổi) tác dụng với 3,36 lít O2 (đktc). Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M?

A. Mg B. Ca C. Fe D. Al

Câu 16: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/lít của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là bao nhiêu?

A. 1 M và 1 M B. 2 M và 2 M C. 1 M và 2 M D. 2 M và 1 M.

Câu 17: Hợp chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá không có tính khử?

A. CrCl3 B. CrO C. Fe3O4 D. Fe2(SO4)3

Câu 18: Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 dư, nung nóng tạo ra 9 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là

A. 23 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 26 gam

Câu 19: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5 M. Giá trị của V đã cho là

A. 80 ml B. 20 ml C. 40 ml D. 60 ml

Câu 20: Cho viên Zn nguyên chất vào hỗn hợp dung dịch gồm các ion Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+, NO3- ở điều kiện thường đến dư Zn, thứ tự các ion kim loại lần lượt bị khử là

A. Cu2+, Ag+, Pb2+, Fe2+ B. Ag+, Cu2+, Fe2+, Pb2+

C. Ag+, Cu2+, Pb2+, Fe2+ D. Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1D

2A

3B

4D

5C

6C

7A

8A

9C

10D

11C

12C

13D

!4D

15D

16A

17D

18C

19C

20C

21C

22C

23C

24D

25A

26B

27D

28D

29C

30D

31A

32D

33D

34A

35A

36D

37D

38C

39B

40A

41A

42D

43B

44A

45D

46B

47D

48D

49A

50A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm