Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn thi đại học môn Hóa, luyện thi THPT Quốc gia 2016 hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn chuẩn bị tốt trước kì thi tuyển sinh đại học sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 3)

Sở GDĐT Bình Định

Trường THPT Lý Tự Trọng

(Đề thi gồm có 04 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn: HÓA HỌC (lần 1)

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề 143

Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;

Al = 27; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85;

Ag = 108, Ba =137.

Câu 1: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?

A. Protein. B. Cacbohiđrat. C. Chất béo. D. Hiđrocacbon.

Câu 2: Kim loại nào cứng nhất?

A. Cr. B. Fe. C. W. D. Pb.

Câu 3: Công thức cấu tạo thu gọn của metyl axetat là

A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOC2H3.

Câu 4: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là

A. tính lưỡng tính. B. tính dẻo. C. tính khử. D. tính oxi hóa.

Câu 5: Alanin có công thức là

A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. C6H5-NH2. D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 6: Khí nào sau đây nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

A. O3. B. NO2. C. CO2. D. SO2.

Câu 7: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là

A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.

Câu 8: Thành phần chính của phân ure là

A. NH4H2PO4. B. (NH2)2CO. C. (NH4)2HPO4. D. NH4HCO3.

Câu 9: Nhận xét nào không đúng về nước cứng?

A. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO42- và Cl-.

B. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng.

C. Nước cứng tạo cặn dưới đáy ấm đun nước, nồi hơi.

D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.

Câu 10: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. SO3. B. CaO. C. NO. D. CrO3.

Câu 11: Chất béo là trieste của axit béo với

A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol.

Câu 12: Chất nào sau đây phản ứng được với phenol (C6H5OH)?

A. KHCO3. B. NaCl. C. HCl. D. NaOH.

Câu 13: Quặng boxit có thành phần chính là

A. Al(OH)3. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. FeCO3.

Câu 14: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

A. CH2=CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 15: Cho Cr (Z= 24), Fe (Z= 26), Cu (Z= 29). Chỉ ra cấu hình e viết sai:

A. Fe2+: [Ar]3d54s1 B. Cr: [Ar]3d54s1 C. Cu: [Ar]3d104s1 D. Fe3+: [Ar]3d5.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1A,2A, 3A 4C, 5B, 6C, 7B, 8B, 9A, 10B

11D, 12D, 13C, 14B, 15A, 16B, 17B, 18A, 19B, 20C

21D, 22B, 23A, 24A, 25B, 26B, 27B, 28C, 29D, 30B

31B, 32A, 33C, 34D, 35A, 36B, 37D, 38B, 39C, 40C

41B, 42A, 43A, 44B, 45B, 46C, 47D, 48B, 49D, 50C

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm