Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 4) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Hóa hữu ích, dành cho các bạn thí sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học tỉnh Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 135

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mg = 24; Fe = 56, S = 32, Zn = 65, F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; C = 12; O = 16; P = 31; L i= 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85,5; N = 14, Cu = 64, Ba = 137, Al = 27, Si = 28, Se = 79, Pb = 207

* Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn

Câu 1: Axit HCOOH không tác dụng được với

A. dung dịch NaCl. B. dung dịch KOH.

C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,568 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), thu được 5,72 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Giá trị của V là

A. 2,688 lít. B. 2,016 lít. C. 2,464 lít. D. 2,912 lít.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glycol và glixerol. Cho 43,2 gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 43,2 gam X, rồi thổi sản phẩm cháy qua bình chứa CuSO4 khan dư, thì khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình này tăng bao nhiêu gam?

A. 18 gam B. 36 gam C. 9 gam D. 54 gam

Câu 4: Este X có CTPT HCOOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

A. Tên gọi của X là phenyl fomat.

B. X có phản ứng tráng gương.

C. Khi cho X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thì thu được 2 muối.

D. X được điều chế bằng phản ứng của axit fomic với phenol.

Câu 5: Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là

A. K, Al, Fe và Ag B. Al, K, Ag và Fe. C. K, Fe, Al và Ag D. Al, K, Fe, và Ag

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

B. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng (n-1)

C. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.

Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2 chứa vòng benzen. Biết rằng 1 mol X phản ứng vừa đủ với 2 mol NaOH. Số đồng phân của X thỏa mãn là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.

Câu 8: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm3 khí không màu (đktc). Kim loại M là

A. Zn. B. Ca. C. Pb. D. Mg.

Câu 9: Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3-COO-CH3. Tên gọi đúng của X là

A. đimetyl axetat. B. axeton. C. metyl axetat. D. etyl axetat.

Câu 10: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 2 mol Alanin, 2 mol Glyxin và 1 mol Valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có đipeptit Ala-Gly, Gly-Gly và tripeptit Gly-Ala-Val. Công thức của X là

A. Gly-Ala-Val-Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly-Ala-Val.

C. Gly-Gly-Ala-Ala-Val. D. Gly-Ala-Gly-Ala-Val.

Câu 12: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.

Câu 13: Để điều chế kim loại K người ta dùng phương pháp

A. điện phân KCl nóng chảy

B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn

C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao

D. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn

Câu 14: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. Fe(NO3)3. B. CuCl2. C. Zn(NO3)2. D. AgNO3

Câu 15: Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây?

A. Mg2+. B. Zn2+. C. Cu2+. D. Al3+.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 570
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm