Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh lần 1
Đề minh họa Ngữ văn năm 2019 có đáp án
SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
LẦN 1 - NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đề thi có: 02 trang)
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………………..
Số báo danh:…………………………………………………………………………..
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Những khi đối mặt với khó khăn hay thất bại, bạn sẽ phản ứng ra sao? Giống
như hầu hết những người khác, tôi tin rằng phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là oán trách:
“Tại sao những việc này lại xẩy ra với mình? Tại sao lại xẩy ra vào lúc này? Mình
phải làm gì bây giờ? Ôi thôi, những dự định của mình đã tan thành mây khói! Biết bao
giờ mình mới có lại được những điều quý giá đã mất? Sao mình lại bất hạnh và không
may mắn thế này!”…
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên và đúng với tâm lí bình thường của con người.
Nhưng rồi cùng với thời gian, khi những ám ảnh về sự thất bại đã nguôi ngoai, bạn
trầm lắng hơn để suy ngẫm và chọn lựa: Hoặc bạn cứ mãi đắm chìm trong đau khổ để
gặm nhấm những tuyệt vọng đắng cay, hay là chấp nhận sự thật đắng cay đó để đứng
lên vượt qua, nghiệm cho mình bài học từ chính vấp ngã đó để bước tiếp.
Thật sự thì không một ai trong chúng ta khi thất bại, vấp ngã lại muốn nghe từ
“tìm ra bài học”. Đã vất vả, đau khổ như vậy rồi thì cần nhất vẫn là sự chia sẻ, an ủi,
cảm thông của người khác. Nhưng sẽ không có một bạn bè, người thân hay ai đó mãi
ở bên chúng ta để động viên mãi được! Vì điều đó sẽ làm chúng ta càng yếu đuối, và
tất cả chỉ là sự thương hại mình mà thôi. Sau cùng thì tự chúng ta sẽ phải “gạt nước
mắt” để tự đứng lên – và nhìn lại “tại sao mình vấp ngã? Tại sao mình cứ mãi nằm ẹp
một chỗ sau lần vấp ngã đó?”. Người xưa từng có câu “Trong rủi có may, trong họa
có phúc”. Hãy tin rằng luôn có một cánh cửa cơ hội mở ra cho ta sau những khó
khăn, trở ngại từ một cánh cửa đã đóng lại.
(Thay thái độ đổi cuộc đời - Jeff Keller,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr.89 - 90)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phản ứng đầu tiên của con người khi thất bại, vấp ngã được nêu trong
đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, điều khiến chúng ta “càng yếu đuối” được nói đến trong đoạn
trích là gì?
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả dẫn lời của người xưa: “Trong rủi có may, trong họa
có phúc”, rồi khẳng định: “Hãy tin rằng luôn có một cánh cửa cơ hội mở ra cho ta
sau những khó khăn, trở ngại từ một cánh cửa đã đóng lại.” Anh/chị hãy chỉ ra điểm
tương đồng về tư tưởng của tác giả và người xưa.
Câu 4. Anh/chị có cho rằng “không một ai trong chúng ta khi thất bại, vấp ngã lại
muốn nghe từ “tìm ra bài học” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) chia sẻ những điều bản thân cần làm để “tự đứng lên” sau vấp ngã,
thất bại trong cuộc sống.
Trang 1/2
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả nhân vật Mị
vào đêm cắt dây cởi trói cho A Phủ: “ Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có
thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Trá sẽ bảo
là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy.
Nghĩ thế , trong tình cảnh này làm sao Mị cũng không thấy sợ…” và : “Mị đuổi kịp A
Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.”
(Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục VN, 2017, tr 13, tr 14)
Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp của
nhân vật này.
……………… Hết ………………..
Trang 2/2
S
Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯ
ỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12- LẦN I
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án - thang điểm gồm có 05 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phản ứng đầu tiên của con người khi thất bại, vấp ngã được nêu trong
đoạn trích là: oán trách, than vãn, thất vọng.
0.5
2
Điều khiến chúng ta “càng yếu đuối” được nói đến trong đoạn trích là
khi v
ấp ngã, thất bại chúng ta oán trách số phận, mãi trông chờ, ph
ụ
thu
ộc vào sự động viên, giúp đỡ, thương hại của người khác đối với bả
n
thân.
0.5
3
Điểm tương đồng về tư tưởng của tác giả và người xưa chính là tinh
th
ần lạc quan, thái độ tích cực khi đối mặt với khó khăn, thử
thách:
Ngư
ời xưa nhìn thấy may mắn trong rủi ro, thấy phúc trong họa. Tác gi
ả
Jeff Keller
nhìn thấy cánh cửa cơ hội mở ra từ một cánh cửa đóng lại ch
ỉ
c
ần chúng ta có lòng tin và biết nắm bắt để “biến trở ngại thành cơ hộ
i,
biến bất hạnh thành may mắn” (Jeff Keller).
1.0
4
HS có thể đồng tình hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối
quan điểm “không một ai trong chúng ta khi thất bại, vấp ngã lại muốn
nghe từ “tìm ra bài học
”. Cần có lí giải cụ thể, hợp lí, có sức
thuyết
phục.
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
Câu 1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (kho
ảng 200 chữ) chia sẻ những điều bản thân cần làm để “t
ự
đứng lên” sau vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu cấu trúc đoạn văn
Vi
ết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ, có cấu trúc 3 phần mở đoạ
n,
thân đo
ạn, kết đoạn; sử dụng một số thao tác lập luận như giả
i thích,
phân tích, ch
ứng minh, bình luận, bác bỏ…; có lí lẽ và dẫn chứng hợ
p lí,
thuyết phục
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
HS c
ần nắm được nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, từ
đó trình
bày suy nghĩ c
ủa mình về vấn đề: Những điều bản thân cần làm để “t
ự
đứng lên” sau vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luân
Thí sinh l
ựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề ngh
ị
lu
ận theo nhiều cách nhưng phải đưa ra được giải pháp thiết thực đ
ể
“
tự đứng lên” sau thất bại, vấp ngã. Đoạn văn có thể theo hướng sau:
-
Nêu một kỷ niệm bản thân từng nếm trải thất bại với những cả
m xúc
tiêu c
ực: đau khổ, thất vọng, buông xuôi, muốn bỏ cuộc…
- Đưa ra những giải pháp bản thân đã hoặc sẽ làm để “tự đứng lên” và
1.0
Đề thi thử Ngữ văn năm 2019
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh lần 1. Tài liệu gồm 6 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 120 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn tham khảo.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 Sở GD&ĐT Ninh Bình
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Phú Bình - Thái Nguyên
- Số phận người phụ nữ xưa và nay qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Thanh Chương 3 - Nghệ An
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc lần 3
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 Sở GD&ĐT Hà Nội
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh lần 2
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh lần 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.