Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án là tài liệu tham khảo, học tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Hoa, luyện thi đại học môn Hóa năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội

Trường THPT chuyên
NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 309

Họ, tên thí sinh:.......................................................................

Số báo danh:............................................................................

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H=1; He=4; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137; Sn=119.

Câu 1: X là hỗn hợp khí chứa 2 hiđrôcacbon mạch hở A và B, trong đó A không làm mất màu dung dịch nước brom, B tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1. Cho 5,6 lit khí H2 ở đktc vào X rồi dẫn hỗn hợp qua ống sứ đựng Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y chứa 2 khí. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y này rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 16,92 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Cho một số phát biểu sau:

a. Trong hỗn hợp X, A chiếm 50% thể tích hỗn hợp.

b. Khi clo hóa A trong đk chiếu sáng theo tỉ lệ mol (1:1) chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất.

c. Từ B có thể điều chế trực tiếp A chỉ bằng một phản ứng.

d. Chất B có 3 đồng phân cấu tạo và một trong các đồng phân đó có tên thay thế là 2-metylpropen.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 2: X là một hexapeptit được tạo từ một α-aminoaxit Y chứa 1 nhóm - NH2 và một nhóm -COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 2M, thu được 76,2 gam muối. Phân tử khối của X, Y lần lượt có giá trị là

A. 444 và 89. B. 432 và 103. C. 534 và 89. D. 444 và 75.

Câu 3: Cho các chất sau: Cl2, CO, N2, NO2, K2Cr2O7, KHS, CrO3, SiO2, Pb(NO3)2, NaNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng là

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 4: Nung 17,22 gam Natri axetat với NaOH (dư) với CaO làm xúc tác đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí Y (đktc). Giá trị của V là

A. 2,352 lít. B. 4,704 lít. C. 7,056 lít. D. 10,080 lít.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Sn và một kim loại R (có hóa trị không đổi) trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 36,27 gam muối. Mặt khác, để đốt cháy cũng m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,696 lít O2 (đktc). Kim loại R là

A. Al. B. Zn. C. Ca. D. Mg.

Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là

A. Ala, Gly. B. Gly, Val. C. Ala, Val. D. Gly, Gly.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại Al, Fe (trộn đều theo tỉ lệ mol 2:1). Nếu cho 7,15 gam X vào 100 ml dung dịch AgNO3 3,9M rồi khuấy kỹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 42,12 gam. B. 32,4 gam. C. 45,76 gam. D. 47,56 gam.

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở có 2 liên kết C=C trong phân tử, thu được V lít CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là

Câu 9: Cho các chất sau: etilen glicol, hexametylenđiamin, axit ađipic, phenol, axit ε-amino caproic, axit ω-amino enantoic. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

A. 2,682. B. 1,788. C. 2,235. D. 2,384.

Câu 11: Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng)

Na2Cr2O7→Cr2O3→Cr→CrCl2→Cr(OH)2→Cr(OH)3→KCrO2→K2CrO4→K2Cr2O7→Cr2(SO4)3.

Tổng số phản ứng thuộc loại oxi hóa – khử trong dãy biến hóa trên là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 12: Cho 27,6 gam hợp chất thơm X có công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

A. 62,2 gam. B. 31,1 gam. C. 58,6 gam. D. 56,9 gam.

Câu 13: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là

A. 31,36. B. 24,12. C. 31,08. D. 29,34.

Câu 14: Phát biểu không đúng là:

A. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

B. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.

C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Câu 15: Khi phân tích một chất hữu cơ X thu được 45,0%C; 7,5%H; 17,5%N; còn lại là oxi. Đốt cháy a mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình Y chứa 2 lít dung dịch gồm KOH 0,004M và Ca(OH)2 0,025M, sau phản ứng lấy phần dung dịch đem cô đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Biết X có CTPT trùng với CTĐG nhất và khi cho sản phẩm cháy qua bình Y trên thì có 224 ml (đktc) khí trơ thoát ra khỏi bình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,1. B. 0,8. C. 1,6. D. 2,2.

Câu 16: Cho các dung dịch riêng lẽ mỗi chất sau: KCl, CuSO4, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, HCl, Fe(NO3)3, HNO3 loãng, (NH4)2SO4, H2SO4 đặc nóng. Nếu cho một ít bột Fe lần lượt vào mỗi dung dịch thì tổng trường hợp có phản ứng tạo ra muối Fe2+ là

A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.

Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit A và B (MA<MB) có tổng số mol là 0,05 mol, chỉ chứa tối đa 2 nhóm –COOH (cho mỗi axit). Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với 56 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 6 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết với H2SO4 dư. Nếu lấy ½ hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,26 gam muối. Thành phần % khối lượng của aminoaxit B trong m gam hỗn hợp X là

A. 78,91%. B. 67,11%. C. 21,09%. D. 32,89%.

Câu 18: Cho phản ứng sau:

aP + bNH4ClO4 → cH3PO4 + dN2 + eCl2 +gH2O.

Trong đó: a, b, c, d, e, g là các số nguyên tối giản. Sau khi cân bằng phương trình, tổng (a + b) là

A. 18. B. 19. C. 22. D. 20.

Câu 19: Polime: (–CF2–CF2–)n có tên thông thường là:

A. Freon. B.Teflon. C. Capron. D. Nilon.

Câu 20: Este X có chứa vòng benzen có công thức phân tử là C8H8O2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 4. B. 6. C. 7. D. 5.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1.B, 2.A, 3.B, 4.B, 5.B, 6.B, 7.C, 8.A, 9.A, 10.D

11.D, 12.C, 13.C, 14.A, 15.B, 16.D, 17.D, 18.A, 19.B, 20.B

21.A, 22.A, 23.D, 24.B, 25.B, 26.D, 27.D, 28.B, 29.D, 30.A

31.D, 32.A, 33.B, 34.B, 35.D, 36.A, 37.A, 38.A. 39.D, 40.A

41.D, 42.C, 43.C, 44.C, 45.D, 46.C, 47.C, 48.A, 49.A, 50.B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm