Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Long An, Long An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Long An, Long An có đáp án là đề thi thử đại học môn Hóa mà VnDoc.com muốn gửi tới các bạn tham khảo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn tự ôn tập kiến thức, thử sức trước các kì thi quan trọng sắp tới hiệu quả hơn.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Hóa học trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (2014–2015)
MÔN: HÓA HỌC (Lần 2)
Thời gian làm bài: 90 phút;

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.

Câu 1: Cho hình vẽ sau:

Phản ứng xảy ra trong bình hứng (eclen) có thể là:

A. HCl + Br2 → 2HBr + Cl2 B. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr

C. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 D. 5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3

Câu 2: Cho 0,1 mol CH3COOH vào cốc chứa 30 ml dung dịch ROH 20% (d=1,2g/ml, R là một kim loại nhóm IA). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, rồi đốt cháy hoàn toàn chất rắn khan còn lại. Sau khi đốt cháy thì còn lại 9,54g chất rắn và có m gam hỗn hợp gồm CO2, hơi nước. m có giá trị gần nhất với:

A. 8,5 B. 9,5 C. 7,5 D. 10,0

Câu 3: Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là

A. CuSO4 → Cu + S + 2O2. B. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.

C. CuSO4 Cu + SO2 + 2O2. D. CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(a) Đun nóng phenyl clorua bằng dung dịch NaOH loãng dư thu được phenol.

(b) Điều chế cumen bằng cách cho benzen phản ứng cộng với propilen.

(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

(d) Có thể phân biệt axit fomic và axit acrylic bằng dung dịch nước brom.

(e) Ala - Gly khi cho tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu tím đặc trưng.

(g) Anilin tác dụng với axit HNO3 ở nhiệt độ thường cho phenol.

Số phát biểu đúng là:

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Phenol. B. Alanin. C. Axit axetic. D. Anilin.

Câu 6: Cho dãy chuyển hóa sau: . Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. axit axetic, phenol. B. anhiđrit axetic, phenol.

C. anhiđrit axetic, natri phenolat. D. axit axetic, natri phenolat.

Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (4), (5).

Câu 8: X là một axit cacboxylic, Y là một este hai chức, mạch hở (được tạo ra khi cho X phản ứng với ancol đơn chức Z). Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 lấy dư, thu được 0,11 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm m gam đồng thời thu được 69 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 26,28. B. 27,63. C. 29,82. D. 21,34.

Câu 9: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?

A. Phenyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Etyl axetat. D. Propyl axetat.

Câu 10: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là:

A. 38,07%. B. 40%. C. 49%. D. 50%.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai este X1, X2 là đồng phân của nhau cần dùng 19,6 gam O2, thu được 11,76 lit CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì còn lại 13,95 gam chất rắn khan. Tỷ lệ mol của X1, X2 là:

A. 4:3. B. 1:2. C. 2:3. D. 3:1.

Câu 12: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ). B. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.

C. Sản xuất thuỷ tinh. D. Sản xuất xi măng.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng a. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được kết tủa và 15,68 lit hỗn hợp khí Z ở đktc. Sục khí Z qua dung dịch brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của a gần nhất với:

A. 9,9 B. 9,7 C. 10,0 D. 9,8

Câu 14: Dãy chất nào sau đây có thể dùng để tách riêng các chất từ hỗn hợp lỏng gồm benzen và anilin?

A. Dung dịch NaOH, dung dịch brom. B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH.

C. H2O, dung dịch brom. D. Dung dịch NaCl, dung dịch NaOH.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron:1s22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hidro của X là:

A. X2O5 và XH3 B. X2O7 và XH C. XO2 và XH4 D. XO3 và XH2

Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol, glixerol có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 4,368 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng vừa đủ với kali thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là:

A. 13,43. B. 13,24. C. 7,49. D. 13,63.

Câu 17: Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với:

A. 160. B. 180. C. 170. D. 190.

Câu 18: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit

A. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH B. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH D. H2N-CH2-NH-CH2COOH

Câu 19: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m là gần nhất với:

A. 37 B. 38 C. 40 D. 39

Câu 20: Cho phương trình ion rút gọn của pư sau: 2M + 4H+ + SO42- → 2Mn+ + SO2 + 2H2O. M có thể là kim loại nào sau đây:

A. Ag B. Cu C. Zn D. Fe

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đáp án mã đề thi 132

1

C

11

A

21

A

31

C

41

A

2

A

12

B

22

D

32

D

42

D

3

B

13

A

23

B

33

D

43

C

4

B

14

B

24

C

34

A

44

A

5

D

15

D

25

B

35

B

45

B

6

C

16

A

26

A

36

A

46

C

7

B

17

B

27

A

37

C

47

C

8

C

18

B

28

D

38

A

48

B

9

C

19

B

29

D

39

C

49

C

10

A

20

A

30

D

40

D

50

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm