Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau (Lần 1) ) là đề thi thử đại học năm 2016 môn Hóa Khối A, B có kèm đáp án dành cho các em học sinh ôn tập, luyện thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Phan Ngọc Hiển (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 3)
THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút |
Mã đề thi 147
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. HClO. B. Cl2. C. KCl. D. HCl.
Câu 2: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Protein. B. Cacbohiđrat. C. Chất béo. D. Hiđrocacbon.
Câu 3: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. Fe3O4. D. Fe2(SO4)3.
Câu 4: Đốt cháy chất hữu cơ X thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. X có thể là
A. ancol. B. este. C. axit cacboxylic. D. anđehit.
Câu 5: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit linoleic. B. Axit axetic. C. Axit benzoic. D. Axit oxalic.
Câu 6: Cho 10 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là
A. 3,36. B. 1,12. C. 2,24. D. 4,48.
Câu 7: Lên men một lượng glucozơ, thu được a mol ancol etylic và 0,1 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,10. C. 0,30. D. 0,15.
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este C4H8O2 thu được 6 gam ancol. Tên của este là
A. Etyl axetat. B. Metyl propionat. C. Propyl axetat. D. Isopropyl fomat.
Câu 9: Cho phản ứng: aFeS2 + bO2 → cFe2O3 + dSO2. Tỉ lệ a : b là
A. 4 : 7. B. 11 : 4. C. 7 : 4. D.4 : 11.
Câu 10: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. HCOOCH3.
Câu 11:Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng nóng. B. HNO3 loãng nguội. C. H2SO4 loãng nóng. D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 13: Thành phần chính của quặng boxit là
A. Fe3O4. B. Al2O3. C. FeCO3. D. Cr2O3.
Câu 14: Cho dãy các chất: etilen, stiren, phenol, axit acrylic, etyl axetat, anilin. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 15:Để phân biệt hai dung dịch KCl và K2SO4 có thể dùng dung dịch
A. H2SO4. B. HNO3. C. NaOH. D. BaCl2.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
1.C 2.A 3.B 4.A 5.A 6.C 7.A 8.D 9.D 10.B | 11.C 12.D 13.B 14.A 15.D 16.D 17.A 18.A 19.B 20.C | 21.B 22.C 23.A 24.B 25.B 26.B 27.B 28.C 29.D 30.C | 31.A 32.B 33.A 34.C 35.B 36.A 37.C 38.A 39.D 40.C | 41.D 42.A 43.D 44.C 45.B 46.B 47.A 48.B 49.B 42.50.A |