Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1) có đáp án là đề thi thử đại học môn Hóa mà VnDoc.com giới thiệu tới các bạn, nhằm giúp các bạn tự ôn luyện, thử sức trước các kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (Lần 1)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM

TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN

Mã đề thi 134

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 – 2015-2016

MÔN: HÓA – KHỐI A, B

Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; Br = 80; Li = 7; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85, Ba = 137, Ag = 108.

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 4,85 B. 4,35. C. 3,70 D. 6,95.

Câu 2: Axit X là hóa chất quan trọng bậc nhất trong nhiều ngành sản xuất như phân bón, luyện kim ..., ngoài ra trong phòng thí nghiệm axit X còn dùng để hút ẩm. X là:

A. H2SO4 B. H2SiO3 C. HCl D. H3PO4

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm: 9,4g K2O; 26,1g Ba(NO3)2; 10g KHCO3; 8g NH4NO3 vào nước dư, rồi đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch chứa khối lượng (gam) muối là:

A. 20,2 B. 30,3 C. 40,4 D. 35

Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được khối lượng kết tủa là:

A. 14,775 g B. 9,85 g C. 29,55 g D. 19,7 g

Câu 5: Cho 9,2g Natri kim loại vào 36g dd HCl 36,5%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là:

A. 16g B. 23,4g C. 22,66g D. 44,8g

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lit khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dd HCl 2,5 M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là

A. 80 B. 60 C. 40 D. 100

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 5,83 gam. B. 7,33 gam. C. 4,83 gam. D. 7,23 gam.

Câu 8: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4, BaCl2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là:

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 9: Chọn nhận xét sai

A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.

B. Hỗn hợp rắn X gồm KNO3 và Cu (1:1) hòa tan trong dung dịch HCl dư.

C. Trong 5 kim loại: Fe, Ag, Au, Al. Độ dẫn điện của Al là kém nhất.

D. Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dd HCl. (b) Cho Al vào dd AgNO3. (c) Cho Na vào H2O.

(d) Cho Ag vào dd H2SO4 (e) Cho dd Fe(NO3)2 vào dd AgNO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 11: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tố X là:

A. Al B. Cl C. O D. Si

Câu 12: Để loại bỏ khí độc Cl2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể sử dụng

A. SO2 B. NH3 C. O2 D. H2S

Câu 13: Cho các thuốc thử sau: 1. dd H2SO4 loãng; 2. CO2 và H2O; 3. dd BaCl2; 4. dd HCl

Số thuốc thử dùng để phân biệt được 4 chất rắn riêng biệt BaCO3, BaSO4, K2CO3, NaSO4 là:

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 14: Chọn nhận xét đúng:

A. Cấu hình e của kali là [Ne] 4s1 B. HClO4 có lực axit mạnh hơn H2SO4

C. Liti có tính khử mạnh nhất trong nhóm IA D. Nitơ trong NH4+ có cộng hóa trị 3

Câu 15: Dăy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

A. Ag+; Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, Zn2+ B. Zn2+; Fe2+; H+; Cu2+; Fe3+; Ag+

C. Ag+; Fe3+, H+, Cu2+, Fe2+, Zn2+ D. Fe3+, Ag+; Fe2+; H+; Cu2+; Zn2+

Câu 16: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là

A. 34,10. B. 32,58. C. 31,97. D. 33,39.

Câu 17: Cho các phản ứng sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 2016

Số phản ứng sinh ra đơn chất là

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 18: Chọn nhận xét sai:

A. Kali cacbonat còn được gọi là sô-đa dùng trong công nghiệp sản xuất đồ gốm

B. Oxi và ozon là 2 dạng thù hình của nhau.

C. Độ dinh dưỡng của superphotphat kép lớn hơn của supephotphat đơn

D. Không thể dập tắt đám cháy do magie tạo ra bằng cát khô

Câu 19: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + CO2 → .. . B. NaOH + HCl → .. . C. AgNO3 + HCl → .. . D. NO2 + NaOH → .. .

Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dd sắt (III) clorua. (b) Sục khí hiđro sunfua vào dd đồng (II) sunfat.

(c) Cho dd bạc nitrat vào dd sắt (III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

(e) Cho chì kim loại vào dd HCl.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đáp án mã đề 134

1

A

11

A

21

A

31

B

41

D

2

A

12

B

22

A

32

C

42

D

3

B

13

C

23

B

33

C

43

B

4

D

14

B

24

B

34

A

44

B

5

C

15

A

25

A

35

D

45

D

6

B

16

C

26

A

36

D

46

C

7

D

17

C

27

D

37

D

47

A

8

B

18

A

28

D

38

C

48

B

9

C

19

D

29

D

39

B

49

A

10

C

20

A

30

C

40

C

50

A

Đánh giá bài viết
1 559
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm