Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 4). Đề thi giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn học và rèn luyện kỹ năng giải đề, quý thầy cô có thêm tài liệu phục vụ quá trình ôn tập cho học sinh cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm ra đề thi.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 5)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng (Lần 4)

SỞ GD – ĐT NGHỆ AN

THPT CHUYÊN PBC

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA HỌC

HƯỚNG ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 4

Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề thi 010

Câu 41: Phích đựng nước sôi lâu ngày bị đóng cặn, để đánh tan cặn này có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. nước vôi B. rượu etylic C. Giấm ăn D. muối ăn

Câu 42: Cho 14,8 gam hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (Đktc). Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp trên là

A. 45,54% B. 56,76% C. 43,24% D. 64,86%

Câu 43: Saccarozo có công thức phân tử là

A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. C5H10O5 D. (C6H10O5)n

Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 dư thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ
B. Có thể dùng bình bằng sắt để đựng H2SO4 đặc nguội
C. Nguyên liệu chính để sản xuất thép là quặng sắt
D. Gang có hàm lượng cacbon là 0,01-0,2% khối lượng

Câu 45: Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH?

A. glucozo B. etyl axetat C. alanin D. Gly-Ala

Câu 46: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 B. Cu + ZnSO4 → CuSO4 + Zn
C. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O D. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Câu 47: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là

A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa nâu đỏ
B. Có kết tủa màu đỏ
C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu trắng
D. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh

Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam 1 amin no, đơn chức, mạch hở thì phải dùng đúng 10,08 lít O2 (đktc). Vậy công thức của amin đó là:

A. C2H5NH2
B. CH3NH2
C. C3H7NH2
D. C4H9NH2

Câu 49: Để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu kim loại nào sau đây?

A. Ni B. Zn C. Cu D. Ag

Câu 50: Glyxin không tác dụng với chất nào sau đây?

A. HCl B. NaOH C. H2 D. C2H5OH

Câu 51: Chất nào sau đây là amin bậc 1?

A. CH3 - NH - C2H5 B. (CH3)3N C. C2 H5 - NH2 D. (CH3)2NH

Câu 52: Thủy phân hoàn toàn 51,3 gam saccarozo trong môi trường axit thu được m gam glucozo. Giá trị m là:

A. 45 B. 54 C. 27 D. 36

Câu 53: Nhúng một thanh đồng có khối lượng 50 gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy thanh đồng ra và rửa sạch, sấy khô, cân lại thấy có khối lượng 57,6 (coi toàn bộ bạc thoát ra bám hết vào thanh đồng. Khối lượng Ag đã bám trên thanh đồng là:

A. 7,6 gam B. 5,4 gam C. 21,6 gam D. 10,8 gam

Câu 54: Từ dầu thực vật, làm thế nào để có được bơ?

A. Hidro hóa chất béo lỏng B. Hidro hóa axit béo
C. Đề hidro hóa chất béo lỏng D. Xà phòng hóa chất béo lỏng

Câu 55: Trong khí thải của một nhà máy có nhiều khí SO2, khí này là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit làm ô nhiễm môi trường. Để loại bỏ khí SO2 trong khí thải trên với chi phí thấp có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. nước vôi trong B. NaOH C. Br2 D. KMnO4

Câu 56: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại

A. Bạc B. Đồng C. Nhôm D. Vàng

Câu 57: Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?

A. Cr2O3 B. CrO3 C. K2Cr2O7 D. Cr(OH)3

Câu 58: Phản ứng nào sau đây là đúng?

A. Fe + MgCl2 → FeCl2 + Mg B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
C. Fe + Cl2 → FeCl2 D. Fe + 2AgNO3 (dư) → Fe(NO3)2 + 2Ag

Câu 59: Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 10,08 lít khí (đktc) Kim loại X là

A. Fe B. Al C. Mg D. Zn

Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure
B. Các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
C. Tơ tằm là polime tổng hợp
D. Glucozo và fructozo là đồng phân của nhau

Câu 61: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n - 2O2(n≥2) B. C2H2nO(n≥2) C. CnH2n + 2O2(n≥2) D. CnH2nO2(n≥2)

Câu 62: Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sủi bọt khí không màu?

A. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2 B. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch NaOH
C. Cho Al vào dung dịch NaOH D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl

Câu 63: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Polime(metyl metacrylat) B. nilon-6,6 C. Poli(vinyl clorua) D. Polietilen

Câu 64: Nhôm không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. HCl B. HNO3 đặc, nguội C. NaOH D. CuSO4

Câu 65: Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 1M và Cu(NO3)2 1,5M bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 29,5 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam Mg thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Giá trị của m là:

A. 1,8 B. 5,4 C. 7,2 D. 3,6

Câu 66: Cho 0,1 mol X (C2H12N2SO4) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M thu được chất khí có mùi khai và dung dịch A chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 23,0 B. 25,0 C. 21,2 D. 17,4

Câu 67. Cho các chất sau C6H5 - NH2, C6H5 - NH3Cl, H2NCH(CH3)COOH, H2NCH2COOC2H5, ClH3NCH2COOH, H2NCH2COONa, CH3COONH3CH3. Có n chất tác dụng với dung dịch NaOH và có m chất tác dụng với dung dịch HCl. Giá trị n và m lần lượt là:

A. 5 và 4 B. 6 và 4 C. 5 và 5 D. 6 và 5

Câu 68: Cho hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của sự khử N+5) và 1 kim loại còn dư. Dung dịch X phản ứng với các chất trong dãy nào sau đây?

A. HCl, AgNO3, NaOH B. NaCl, AgNO3, NaOH
C. NaOH, Fe(NO3)3, Cl2 D. Ag, AgNO3, Fe(NO3)3

Câu 69: Cho các thí nghiệm sau

(1) Cho hỗn hợp Na, Al (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư

(2) Cho hỗn hợp Ba, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư

(3) Cho hỗn hợp Cu, Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư

(4) Cho hỗn hợp Mg, Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 2:1) vào nước dư

Số thí nghiệm mà sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn là

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 70: Cho các phát biểu sau

(1) tất cả các amin đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm

(2) Tinh bột, xenlulozo đều là những polime thiên nhiên

(3) Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín

(4) Chất béo, amin, protein đều là những chất hữu cơ chứa nito

(5) tristearin ở điều kiện thường ở trạng thái rắn

Số phát biểu đúng là

A. 5 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 71: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa x mol HCl và y mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biễu diễn theo đồ thị

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Tỉ lệ x:y là

A. 1:2 B. 1:1 C. 1:3 D. 2:3

Câu 72: C4H8O2 có số đồng phân đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na là

A. 2 B.6 C. 4 D. 3

Câu 73: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), a mol alanin (Ala) 2 mol valin (Val). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly, Gly-Val. Số CTCT phù hợp của X là:

A. 6 B. 4 C. 2 D. 8

Câu 74: Cho 0,1 mol este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 19,8 gam hỗn hợp 2 muối. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là

A. 2 B. 4 C.5 D. 3

Câu 75: Hòa tan hết 7,52 gam hỗn hợp A gồm Cu và 1 oxit của sắt bằng dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 0,224 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,64 gam kim loại không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 17.38 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A là

A. 44,68% B. 38,30% C. 25,53% D. 61,70%

Câu 76: Cho các phát biểu sau

(1) Crom là kim loại cứng nhất

(2) Crom tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

(3) Cho CrO3 vào nước thu được dung dịch chứa 2 axit

(4) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2 O7, dung dịch từ màu da cam sẽ chuyển sang màu vàng.

Số phát biểu đúng là:

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 77: Hòa tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu2S và FeS2 trong dung dịch có chứa a mol HNO3 thu được 31,36 lít khí NO (đktc và là sản phẩm khử duy nhất của sự khử N+5) và dung dịch Y. BIết Y phản ứng tối đa với 4,48 gam Cu giải phóng khí NO. Giá trị a là:

A. 1,42 B. 1,92 C. 1,80 D. 1,44

Câu 78: X, Y là 2 axit đơn chức cùng dãy đồng đẳng, T là este 2 chức tạo bởi X, Y với ancol no mạch hở Z. Đốt cháy 8,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T thì thu được 7,168 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 8,58 gam E với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 17,28 gam Ag. Tính khối lượng chất rắn thu được khi cho 8,58 gam E phản ứng với 150 ml dung dịch NaOH 1M?

A. 12,08 gam B. 9,06 gam C. 12,80 gam D. 11,04 gam

Câu 79: Cho 87,35 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,425 mol KHSO4 loãng. Sau khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 516,125 gam muối trung hòa và 8,12 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (đktc) trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He và 365/58. Phần trăm khối lượng của Al trong X gần nhất với

A. 12% B. 13% C. 10% D. 11%

Câu 80: Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol 1:3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng peptit Y trong E gần với

A. 81,5% B. 91% C. 82% D. 82,5%

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm