Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

VnDoc mời bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng (Lần 4). Thông qua việc giải đề thi để các bạn củng cố lại kiến thức môn học, tích lũy kiến thức và nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong từng bài thi. Chúc các bạn hoàn thành tốt kì thi!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 5)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI PHÒNG

TRUỜNG THPT VĨNH BẢO

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4 - 2017

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút

Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:

Câu 1. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Na, Ba, K B. Be, Na, Ca C. Na, Fe, K D. Na, Cr, K

Câu 2. Hoà tan 28,4 gam một hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 (lít) khí CO2 (đktc).Tổng khối lượng muối clorua trong dung dịch thu được là

A. 31,7(gam) B. 37,1 (gam) C. 15,7(gam) D. 13,1(gam)

Câu 3. Dãy gồm các chất đều có tính chất lưỡng tính là

A. Ca(HCO3)2, Al(OH)3, Al B. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3
C. Al2O3, Al(OH)3, Na2CO3 D. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3

Câu 4. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thìthu được muối của axit béo và

A. phenol B. este đơn chức C. ancol đơn chức D. glixerol

Câu 5. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thìmàu của dung dịch chuyển từ

A. không màu sang màu da cam B. không màu sang màu vàng
C. màu vàng sang màu da cam D. màu da cam sang màu vàng

Câu 6. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại?

A. Cu B. Zn C. Pb D. Ag

Câu 7. Cho phương trình phản ứng dạng ion: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+. Hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng

A. Tính khử của Cu mạnh hơn của Fe2+
B. Tính oxihoa của Cu2+ mạnh hơn của Fe3+
C. Tính khử của Cu yếu hơn của Fe2+
D. Tính khử của Fe3+ mạnh hơn Fe2+

Câu 8. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 9. Hoà tan 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) Giá trị của V là

A. 2,24 B. 4,48 C. 8,96 D. 3,36

Câu 10. Cho bột nhôm tác dụng với m gam dung dịch NaOH 4% vừa đủ thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 400. B. 200 C. 300 D. 160.

Câu 11. Nhựa poli(vinyl clorua) (P.V.C) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, để tổng hợp ta dùng phản ứng

A. thủy phân vinyl clorua B. trùng ngưng vinyl clorua
C. trùng hợp vinyl clorua D. polime hóa vinyl clorua

Câu 12. Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là

A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. NH3 D. C6H5NH2

Câu 13. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. RO B. RO2 C. R2O D. R2O3

Câu 14. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag thu được là 6,48 gam.Tính giá trị của m?

A. 4,32 gam B. 6,48 gam C. 2,16 gam D. 5,4 gam

Câu 15. Đề phân biệt etylamin với phenylamin ta dùng

A. dung dịch Br2. B. dung dịch H2SO4. C. dung dịch HCl. D. dung dịch HNO2.

Câu 16. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vonfam B. Đồng C. Kẽm D. Sắt

Câu 17. Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là

A. 8,1 gam B. 7,65 gam C. 8,15 gam D. 0,85 gam

Câu 18. Quặng Manhetit có chứa hợp chất của sắt là

A. FeS2 B. Fe3O4 C. Fe2O3.nH2O D. Fe2O3

Câu 19. Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản thu được các chất

A. Axit B. Amin C. α - aminoaxit D. Glucozơ

Câu 20. Polime nào có cấu trúc mạng không gian?

A. nhựa PE và nhựa rezit B. caosu lưu hóa và nhựa rezol
C. caosu lưu hóa và nhựa rezit D. nhựa bakelit và caosu buna

Câu 21. Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3, tên gọi của este đó là

A. propyl fomat B. etyl fomic C. metyl axetat D. etyl fomat

Câu 22. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

A. Nicotin B. Aspirin C. Cafein D. Moocphin

Câu 23. Cho dãy các chất: axit axetic, vinyl axetat, glyxin, anilin, triolein. Số chất trong dãy tác dụng được với NaOH là

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este A no, đơn chức, mạch hở ,rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. Mặt khác 0,1 mol A tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được 9,8 gam muối. Tên gọi của A là

A. etyl fomat. B. propyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.

Câu 25. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho từ từ đến dư dd NaOH loãng vào dd gồm CuCl2 và AlCl3.

(b) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.

(c) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] .

(d) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

(e) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dd Ca(OH)2

(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4

Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi các thí nghiệm kết thúc là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 26. Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là

A. V = 22,4(b + 6a). B. V = 22,4(b + 3a). C. V = 22,4 (4a – b). D. V = 22,4(b + 7a)

Câu 27. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Đun nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và (m – 8,4) gam hỗn hợp hơi gồm hai anđehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch Y thu được (m – 1,1) gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của hai este là

A. HCOOCH=CHCH3 và CH3COOCH=CH2.
B. C2H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CHCH3.
C. HCOOC(CH3)=CH2 và HCOOCH=CHCH3.
D. CH3COOCH=CHCH3 và CH3COOC(CH3)=CH2.

Câu 28. A là este của axit glutamic, không tác dụng với Na. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, thu được một ancol B và chất rắn khan C. Đun nóng lượng ancol B trên với H2SO4 đặc ở 1700C thu được 0,672 lít olefin (ở đkc) với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn C tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn, thu được chất rắn khan D. Khối lượng chất rắn D là

A. 7,34 gam. B. 9,52 gam. C. 10,85gam. D. 5,88gam.

Câu 29. Hòa tan x gam hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al vào y gam dung dịch HNO3 24%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp X gồm 3 khí không màu có khối lượng 1,32 gam. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, phản ứng xong thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại khí Z (có tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 18). Nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thấy cân nặng 6,42 gam (không có khí thoát ra). Biết rằng HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết, các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn giá trị của x và y lần lượt là

A. 2,58 và 90,5625. B. 2,34 và 90,5625. C. 2,58 và 89,2500. D. 2,34 và 89,2500.

Câu 30. Cho x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa y mol KHCO3 (x < y < 2x). Sau khi kết thúc các phản ứng thu được kết tủa T và dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam chất rắn. Mối quan hệ giữa m, x, y là

A. m = 60(y - x). B. m = 43y - 26x. C. m = 82y - 43x. D. m = 82y - 26x.

Câu 31. Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Z đến dư thấy có kết tủa keo trắng, sau đó tan. Cho dung dịch chất Y vào dung dịch chất Z đến dư thấy tạo thành kết tủa keo trắng không tan. Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Y không có phản ứng xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. HCl, AlCl3, NaAlO2. B. Na2CO3, NaAlO2, AlCl3.
C. AlCl3, NaAlO2, NaOH. D. NaAlO2, AlCl3, HCl.

Câu 32. Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là

A. 0,5 B. 0,2. C. 0,4. D. 0,3

Câu 33. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5

A. 216. B. 202. C. 174. D. 198.

Câu 34. Cho các polime sau: Poli(vinylclorua), thuỷ tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su buna, tơ nilon - 6,6. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 35. Hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ và một este (đều no, mạch hở, đơn chức). X tác dụng vừa đủ với 10 ml dung dịch KOH 4M thu được một muối và một ancol. Đun toàn bộ lượng ancol trên với H2SO4 đặc thu được 0,015 mol một anken. Nếu đốt cháy hoàn toàn X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam (hiệu suất các phản ứng đều 100%). Công thức cấu tạo thu gọn của hai chất hữu cơ trong X là

A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. HCOOH và HCOOC3H7.
C. HCOOH và HCOOC2H5. D. C2H5COOH và C2H5COOC3H7.

Câu 36. Số đồng phân este mạch hở có công thức phân tử C4H6O2

A. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 37. Cho m gam Ba vào 200 gam dung dịch H2SO4 0,98% (loãng), sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X có nồng độ C% . Nếu đem 1/4 lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 42,75 gam chất kết tủa. Còn nếu đem 1/3 lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 48,18 gam chất kết tủa. Giá trị của a và C gần nhất lần lượt là

A. 0,15 và 38,00. B. 0,3 và 36,77. C. 0,3 và 38,01. D. 0,15 và 37,21.

Câu 38. Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Zn và 0,03 mol Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4 đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho toàn bộ X phản ứng với một lượng dư dung dịch Ba(OH)2, để kết tủa thu được trong không khí tới khối lượng không đổi cân được m gam. Giá trị của m là

A. 29,20. B. 30,12. C. 29,45. D. 28,1.

Câu 39. X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 94,5 gam. B. 98,9 gam. C. 87,3 gam. D. 107,1 gam.

Câu 40. Cho m gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M, sau khi các phản ứng kết thúc, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 4,73 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là

A. 11,50. B. 10,35. C. 9,20. D. 9,43.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1, A

2, A

3, B

4, D

5, C

6, B

7, A

8, D

9, B

10, B

11, C

12, D

13, C

14, D

15, A

16, A

17, C

18, B

19, C

20, C

21, D

22, A

23, C

24, C

25, C

26, A

27, A

28, B

29, B

30, D

31, A

32, B

33, B

34, C

35, A

36, C

37, B

38, C

39, A

40, D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm