Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

VnDoc mời bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2) để các bạn củng cố lại kiến thức môn học, tích lũy kiến thức và nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong từng bài thi. Chúc các bạn hoàn thành tốt kì thi!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT thị xã Quảng Trị (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017-LẦN II
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi: 107

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 41: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. AgNO3 và H2SO4 loãng.
B. ZnCl2 và FeCl3.
C. HCl và AlCl3.
D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội.

Câu 42: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là este đơn chức của glixerol và các axit béo.
B. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 43: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glucozơ là

A. 44,44%. B. 53,33%. C. 51,46%. D. 49,38%.

Câu 44: Tơ nào sau đây thuộc tơ nhân tạo

A. tơ olon. B. tơ tằm. C. tơ visco. D. tơ nilon-6,6.

Câu 45: Cho dung dịch lồng trắng trứng tác dụng với dung dịch axit nitric đặc, có hiện tượng

A. Kết tủa màu tím B. Dung dịch màu xanh
C. Kết tủa màu vàng D. Kết tủa màu trắng

Câu 46: Thành phần chính của quặng xiđerit là

A. FeCO3. B. Fe3O4. C. FeS2. D. Al2O3.2H2O.

Câu 47: Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 48: Cho hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X và còn lại một phần rắn không tan. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Fe, NaNO3, Cl2 và KMnO4

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 49: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 50: Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH.
(4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong ddHCl .
(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 51: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học

A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl2. D. Fe + dung dịch FeCl3.

Câu 52: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là

A. 4.48. B. 11,2. C. 16,8. D. 1,12.

Câu 53: Tên gọi của peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONHCH(CH3)COOH là

A. Gly-Ala-Gly. B. Gly-Gly-Ala. C. Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Ala.

Câu 54: Phản ứng nào sau đây là sai

A. Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.
B. 3Zn + 2CrCl3 → 3ZnCl2 + 2Cr.
C. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
D. 2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O.

Câu 55: Oxit nào sau đây là oxit axit

A. CrO. B. Al2O3. C. CrO3. D. Fe2O3.

Câu 56: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 20,8. B. 18,6. C. 22,6. D. 20,6.

Câu 57: Khi cho lượng dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm

A. Chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
B. Chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
C. Chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
D. Chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.

Câu 58: Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 17,15%. B. 20,58%. C. 42,88%. D. 15,44%.

Câu 59: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím

A. C6H5NH2. B. NH3.
C. CH3CH2NH2. D. CH3NHCH2CH3.

Câu 60: Hòa tan hết 3,24 gam bột Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,02 mol khí X duy nhất và dung dịch Y chứa 27,56 gam muối. Khí X là

A. NO2. B. N2O. C. N2. D. NO.

Câu 61: Nhận định nào sau đây là đúng

A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO42-.
B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

Câu 62: Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

A. 860. B. 862. C. 884. D. 886.

Câu 63: Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

- TN 1: Cho từ từ dd HCl tới dư vào dd NaAlO2.
- TN 2: Cho từ từ dd NaOH tới dư vào dd AlCl3.
- TN 3: Cho từ từ dd NH3 tới dư vào dd AlCl3.

Lượng kết tủa thu được trong các thí nghiệm được biểu thị theo các đồ thị dưới đây:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Kết quả của thí nghiệm và đồ thị tương ứng là

A. 1-B, 2-A và 3-C. B. 1-B, 2-C và 3-A.
C. 1-C, 2-B và 3-A. D. 1-A, 2-C và 3-B.

Câu 64: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)

A. Cu(NO3)2. B. FeCl2. C. K2SO4. D. FeSO4.

Câu 65: Phát biểu nào sau đây là sai :

A. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C. Tinh bột và fructôzơ đều tham gia phản ứng thủy phân.
D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Câu 66: Đốt cháy 0,01 mol este X đơn chức bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 6,0 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được lượng muối là

A. 10,0 gam B. 6,8 gam. C. 9,8 gam. D. 8,4 gam.

Câu 67: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 68: Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dung dịch nước của chúng thấy có các hiện tượng sau:

- Chất X tan tốt trong dung dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.
- Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
- Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3.

Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi màu quỳ tím.

A. anilin, fructozơ, glixerol, metanal.
B. phenol, fructozơ, etylen glicol, metanal.
C. anilin, glucozơ, etylen glicol, metanol.
D. phenol, glucozơ, glixerol, etanal.

Câu 69: Hiđro hóa hoàn toàn a mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được este Y có công thức phân tử C4H8O2. Số đồng phân thỏa mãn của X là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 70: Thực hiện các phản ứng sau:

(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(2) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(3) Thổi luồng khí H2 đến dư qua ống nghiệm chứa CuO.
(4) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và CuO trong khí trơ.
(5) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được Cu đơn chất là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 71: Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 38,88. B. 53,23. C. 32,40. D. 25,92.

Câu 72: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3.
B. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
D. Thạch cao nung(CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.

Câu 73: Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

A. 6,615%. B. 6,97%. C. 4,64%. D. 13,93%.

Câu 74: Hỗn hợp X gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam X trên vào 250ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí Z (đktc). Giá trị V gần nhất với?

A. 0,89 lít. B. 1,89 lít. C. 0,67 lít. D. 1,3 lít..

Câu 75: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,09 mol khí H2. Nếu cho m gam X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là

A. 12,48 gam. B. 10,80 gam. C. 13,68 gam. D. 13,92 gam.

Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm andehit acrylic, metyl axetat, andehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là

A. 43,5. B. 64,8. C. 53,9. D. 81,9.

Câu 77: Điều chế khí A dụng cụ và hóa chất như sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

A có thể là khí nào:

A. NH3. B. HCl. C. H2S. D. O2.

Câu 78: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 0,6 mol khí. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T. Cho 50 gam hỗn hợp A gồm CO và CO2 qua ống sứ được chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết thu được hỗn hợp khí B có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của A. Giá trị của (m + V) gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 61,8. B. 61,5. C. 63,2. D. 57,9.

Câu 79: Cho dd X chứa 0,1 mol FeCl2; 0,2 mol FeSO4. Thể tích dd KMnO4 0,8M trong H2SO4 loãng vừa đủ để oxi hóa hết các chất trong X là

A. 0,075 lít. B. 0,125 lít. C. 0,3 lít. D. 0,03 lít.

Câu 80: Tiến hành điện phân V lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân. Cho 9,5 gam Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 1,12 lít khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 5,7 gam hỗn hợp rắn không tan. Giá tri của m gần giá trị nào nhất:

A. 12. B. 14. C. 15. D. 17.

--------Hết-------
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

41

A

51

C

61

C

71

B

42

A

52

B

62

A

72

D

43

B

53

B

63

B

73

A

44

C

54

B

64

C

74

D

45

C

55

C

65

C

75

B

46

A

56

A

66

D

76

C

47

B

57

C

67

C

77

C

48

D

58

B

68

A

78

A

49

A

59

A

69

D

79

B

50

C

60

B

70

C

80

C

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm