Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc

Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

4
4 Câu trả lời
  • Người Nhện
    Người Nhện

    Diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc

    Trả lời hay
    2 Trả lời 04/09/21
    • Bi
      Bi

      Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh. Nó được thể hiện thông qua các phong trào yêu nước:

      Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc dưới sự lãnh đạp của Hồng Tú Hoàn nổ ra ngày 1/1/1851 ở Kim Điền (Quảng Tây). Đến ngày 19/7/1864 được sự giúp đỡ của các nước đế quốc , chính quyền Mãn Thanh đã đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

      Cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc xâu xé nhau thì một số nhân vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế. Đó là cuộc cải cách duy tân năm Mậu Tuất (1898). Cuộc cải cách chỉ kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến.

      Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hoà đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội, bắt tay với đế quốc.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 04/09/21
      • Su kem
        Su kem

        Diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

        * Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1864):

        - Do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, nổ ra ngày 1-1-1851 ở Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan ra nhiều địa phương khác, kéo dài suốt 14 năm.

        - Ngày 19-7-1864, chính quyền Mãn Thanh với sự giúp đỡ của các nước đế quốc đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

        * Cuộc vận động Duy Tân năm Mậu Tuất (1898):

        - Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến.

        * Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX):

        - Là một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc. Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây.

        - Nghĩa quân tấn công các đại sứ quán của nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quân 8 nước (Anh, Nhật Bản, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo - Hung, Italia) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào.

        0 Trả lời 04/09/21
        • Thùy Chi
          Thùy Chi

          Từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân và phong kiến.

          - Mở đầu là cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 – 1864) do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, nổ ra đầu tiên ở Kim Điền ( Quảng Tây) sau đó lan rộng ra nhiều nơi.

          - Cuộc vận động Duy Tân (1898) do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo dưới sự ủng hộ của vua Quang Tự. Do không dựa vào quần chúng nhân dân nên chỉ mới diễn ra trong vòng 100 ngày và nhanh chóng thất bại.

          - Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân với mục tiêu chống đế quốc diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc. Nghĩa Hòa đoàn đã chiến đấu chống xâm lăng nhưng khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và triều đình lại đầu hàng đế quốc.

          0 Trả lời 04/09/21

          Lịch Sử

          Xem thêm