Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Tính chất, ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ

Nêu tính chất, ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ

4
4 Câu trả lời
  • Bắp
    Bắp

    Tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ:

    * Tính chất:

    - Phạm vi, quy mô của phong trào: diễn ra trên địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta.

    - Mục tiêu đấu tranh: vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

    - Lực lượng tham gia: toàn thể nhân dân Ấn Độ.

    ⟹ Tính chất: Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm tính dân tộc, dân chủ, là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản.

    * Ýnghĩa:

    - Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

    - Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 04/09/21
    • Bon
      Bon

      - Tính chất: Đây là một cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc cách mạng tư sản.

      - Ý nghĩa:

      Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.

      Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 04/09/21
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Cao trào cách mạng có tính chất tiêu biểu và ý nghĩa to lớn.

        → Tính chất: Đây là cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo,mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc Cách mạng dân tộc tư sản.

        → Ý nghĩa

        - Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

        - Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

        0 Trả lời 04/09/21
        • Bờm
          Bờm

          - Tính chất: Mang tính chất dân tộc, dân chủ ( do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh vì độc lập và dân chủ ở Ấn Độ)

          - Ý nghĩa:

          • Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.

          • Đánh dấu thời kì đấu tranh mới mang đậm ý thức dân tộc, lần đầu tiên giai cấp công nhân Ấn Độ tham gia vào phong trào dân tộc.

          • Góp phần thức tỉnh nhân dân Ấn Độ và hòa chung vào phong trào đấu tranh trên thế giới.

          0 Trả lời 04/09/21

          Lịch Sử

          Xem thêm