Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb

Dãy điện hóa của kim loại

Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của muối. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết, câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?

A. Fe(NO3)2

B. Ni(NO3)2

C. Cu(NO3)2

D. Pb(NO3)2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ta có các cặp oxi hóa khử được sắp xếp như sau: Ni2+/Ni; Pb2+/Pb; Cu2+/Cu.

Vậy tính oxi hóa của Cu2+ > Pb2+ > Ni2+ nên Cu2+ có thể oxi hóa 2 kim loại Pb và Cu tạo Pb2+ và Cu2+

Cu2+ + Pb → Pb2+ + Cu

Cu2+ + Ni → Ni2+ + Cu

Đáp án C

 Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại 

Các kim loại đứng phía trước sẽ có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau. Ngược lại, các kim loại đứng sau sẽ có tính oxi hóa mạnh hơn những kim loại đứng trước.

Ví dụ: Ag2++ Cu → Cu2++ Ag (kết tủa)

Quy tắc α cũng có những trường hợp ngoại lệ.

Thí dụ:

Các kim loại kiềm đầu dãy sẽ không khử kim loại. Mà ngược lại, chúng sẽ khử nước.

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Các kim loại từ Mg đến trước Hidro, khi tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo ra muối và giải phóng khí hidro.

Thí dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Al, Fe, Cr sẽ thụ động với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Các kim loại cuối dãy (Au, Pt,…) ko tác dụng được với axit.

Dãy điện hóa

Dãy điện hóa của kim loại đầy đủ cho biết tính oxi hóa và tính khử của các chất

Xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử

Quy tắc α

Để viết đúng chiều của phản ứng oxi hóa – khử, người ta viết cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn nhỏ ở bên trái, cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn ở bên phải rồi viết phương trình theo quy tắc α

Quy tắc anpha

Xác định suất điện động chuẩn của pin điện hóa

Eopin = Eo (+) – Eo (−)

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem đáp án
Đáp án B

Các kim loại đứng trước Pb đều có thể đẩy Pb2+ ra khỏi muối của nó

Ni; Fe; Zn

Câu 2. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn, Al, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 4

B. 2

C. 6

D. 5

Xem đáp án
Đáp án D

Các kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Vậy các kim loại Na, Fe, Zn, Al, Ba tác dụng được với dung dịch HCl (có 5 kim loại).

Câu 3. Các hỗn hợp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch ?

A. Ni(NO3)2 và AgNO3

B. Fe(NO3)2 và AgNO3

C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

D. Hg(NO3)2 và Cu(NO3)2

Xem đáp án
Đáp án B

............................................

Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb được VnDoc biên soạn cẩn thận, giúp bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích về dãy điện hóa cũng như biết cách vận dụng ghi nhớ dãy điện hóa một cách nhanh và chính xác nhất. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm