Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 2C: Thật là ngoan

Giải bài 2C: Thật là ngoan là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 trang 15, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa. Tài liệu này được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Tiếng Việt 3.

A. Hoạt động cơ bản Giải bài 2C Vnen

1. Nói về từng bức ảnh

Cùng nhau quan sát bức ảnh và trả lời câu hỏi:

  • Người trong ảnh là ai?
  • Người ấy đang làm nghề gì?

Bài làm:

Quan sát các bức tranh em thấy:

  • Tranh 1: Người trong tranh là bác sĩ. Bác sĩ đang khám chữa bệnh.
  • Tranh 2: Người trong tranh là công nhân cơ khí. Anh công nhân đang thiết kế máy móc.
  • Tranh 3: Người trong tranh là cô nông dân. Cô ấy đang gặt lúa.
  • Tranh 4: Người trong tranh là cô giáo. Cô ấy đang dạy học cho các bạn nhỏ.

2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa, luyện đọc

6. Đọc thầm toàn bài, thảo luận để cùng nhau trả lời câu hỏi:

Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?

  • Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
  • Nêu tên của từng nhân vật trong bức tranh trên.

Bài làm:

Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi lớp học.

Những cử chỉ của cô giá Bé làm em thích thú là:

  • Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu.
  • Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhanh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng.
  • Tên của từng nhân vật trong bức tranh là: Bé, Hiển, Anh, Thanh.

7. Vẽ vào vở một nhân vật em thích trong câu chuyện Cô giáo tí hon theo tưởng tượng của em.

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Giải bài 2 Vnen Tiếng Việt 3

B. Hoạt động thực hành Giải bài 2C Vnen

1. Trò chơi Ghép chữ:

Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau để tạo từ ngữ. (Chọn một trong hai bài theo hướng dẫn của thầy cô)

a. xét, sét

xào, sào

xinh, sinh

b. gắn, gắng

nặn, nặng

khăn, khăng

Bài làm:

Ta ghép như sau:

Nhận xét, xem xét, xét xử

Đất sét, sấm sét

Xào nấu, xào xáo, xào xạc

Sào ruộng, sào đất, cây sào

Xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi

Sinh đẻ, sinh thành, sinh học

Gắn bó

Cố gắng, gắng gượng, gắng sức

Đất nặn, nhào nặn

Nặng nề, gánh nặng

Khăn quàng, khó khăn, khăn gói

Khăng khít, khăng khăng

2. Nghe thầy cô đọc rồi viết vào vở đoạn văn trong bài Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón ... đến ríu rít đánh vần theo).

3. Viết vào vở tên các nhân vật có trong câu chuyện và từ ngữ thích hợp chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi nhân vật

Bài làm:

Từ ngữ thích hợp chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi nhân vật trong câu chuyện là:

  • Hiển ngây thơ
  • Anh hồn nhiên
  • Thanh dịu dàng.

4. Đọc từng câu, trao đổi nhóm để tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Là gì? Viết kết quả thảo luận vào phiếu học tập

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì?

a. Thiếu nhi là măng non của đất nước

M. thiếu nhi

măng non của đất nước.

b. Chúng em là học sinh tiểu học

c. Chích bông là bạn của trẻ em

Bài làm:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì?

a. Thiếu nhi là măng non của đất nước

M. thiếu nhi

măng non của đất nước.

b. Chúng em là học sinh tiểu học

Chúng em

học sinh tiểu học

c. Chích bông là bạn của trẻ em

Chích bông

bạn của trẻ em

5. Viết vào vở một câu theo mẫu Ai là gì?

Bài làm:

Câu theo mẫu Ai là gì:

Bố em là kĩ sư cầu đường

Mẹ là giáo viên dạy văn

Con trâu là bạn của bà con nông dân

Hoa phượng là loài hoa gắn với tuổi học trò.

6. Dựa vào mẫu đơn và nội dung gợi ý dưới đây, em hãy viết vào vở đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Bài làm:

Ví dụ: Em ở Hà Nội, em sẽ viết đơn như sau:

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2020

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học Dịch Vọng Hậu

- Ban chỉ huy Liên đội

Em tên là Nguyễn Quốc Hải

Sinh ngày 26 tháng 9 năm 2012

Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Dịch Vọng Hậu

Sau khi được học điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước

Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa:

Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy

Tuân theo Điều lệ Đội

Giữ gìn danh dự Đội

Người làm đơn

Hải

Nguyễn Quốc Hải

C. Hoạt động ứng dụng Giải bài 2C Vnen

Kể lại câu chuyện Cô giáo tí hon cho người thân nghe

Bài làm:

Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu, cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp, đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô.

Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo.

Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hơn hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.

.............................

Những nội dung này sẽ được học trong tuần 2 và được chúng tôi tổng hợp bài tập trong SGK Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN tập 1. Việc chuẩn bị trước các bài học trước ở nhà cũng là cách giúp các em học sinh học tập tốt hơn, với tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 3 Vnen này đã giúp các em học sinh dễ dàng tham khảo cũng như ôn luyện và củng cố kiến thức Tiếng Việt một cách nhanh hơn và chính xác hơn. Các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Tiếng Việt lớp 3, Soạn bài lớp 3, Kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 3, Giải Vở bài tập Tiếng Việt 3 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Ngoài Giải bài 2C: Thật là ngoan trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.

Đánh giá bài viết
8 6.654
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN

    Xem thêm