Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN bài 21A: Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Giải bài 21A sách Vnen Tiếng Việt 3: Lửa thử vàng, gian nan thử sức là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 21, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc.

A. Hoạt động cơ bản Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN tập 2 trang 21

1. Quan sát bức ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Những người trong ảnh đang làm gì?

Giải bài 21A sách Vnen Tiếng Việt 3

Bài làm:

Quan sát những hình ảnh trên em thấy, những người trong tranh đang thêu.

  • Tranh 1: Người phụ nữ đang thêu hoa văn cho một chiếc áo dài
  • Tranh 2: Mọi người đang thêu một bức tranh bằng chữ hán.

2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

6. Thảo luận và trả lời câu hỏi

Dòng nào dưới đây giải thích đúng tên bài đọc?

a, Người đầu tiên truyền nghề thêu vào nước ta

b, Người đầu tiên nhìn thấy bức tường thêu

c, Người đầu tiên biết cách thêu.

Bài làm:

Dòng nào dưới đây giải thích đúng tên bài đọc?

Đáp án: a. Người đầu tiên truyền nghề thêu vào nước ta

B. Hoạt động thực hành Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN tập 2 trang 21

1. Hỏi - đáp:

Hỏi: - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

Trả lời: - .............

Hỏi: - Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì đế thử tài sứ thần Việt Nam?

Trả lời: - .............

Hỏi: - Trần Quốc Khái đã làm thế nào:

+ Để sống?

+ Để không bỏ phí thời gian?

+ Để xuống đất bình yên vô sự?

Trả lời: - ............

Bài làm:

Hỏi: - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

Trả lời: - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Ồng học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.

Hỏi: - Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì đế thử tài sứ thần Việt Nam?

Trả lời: - Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang đi để xem ông xử lí thế nào.

Hỏi: - Trần Quốc Khái đã làm thế nào:

+ Để sống?

+ Để không bỏ phí thời gian?

+ Để xuống đất bình yên vô sự?

Trả lời: - Trần Quốc Khái đã làm:

+ Để sống, ông ăn dần tượng Phật nặn bằng bột chè lam.

+ Để không phí thời gian, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.

+ Để xuống đất bình yên, ông học theo cách những con dơi chao cánh mà ôm lọng nhảy xuông.

2. Thảo luận để chọn ý trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao Trần Quốc Khái được gọi là ông tổ nghề thêu?

a, Vì ông đã thêu bức trướng có ba chữ “Phật trong lòng”.

b, Vì ông đã nhập tâm cách thêu và làm lọng của Trung Quốc truyền dạy cho dân ta đầu tiên.

c, Vì ông được vua Trung Quốc khen là người có tài, ban cho bức trướng thêu.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đủ những đức tính của Trần Quốc Khải?

a, Rất ham học, học ở mọi lúc, mọi nơi.

b, Rất thông minh, đã ứng phó được mọi tình huống.

c, Rất ham học và thông minh, đã tự học được nghề thêu và làm lọng đem về truyền dạy cho dân.

Bài làm:

Câu 1: Vì sao Trần Quốc Khái được gọi là ông tổ nghề thêu?

Đáp án: b. Vì ông đã nhập tâm cách thêu và làm lọng của Trung Quốc truyền dạy cho dân ta đầu tiên.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đủ những đức tính của Trần Quốc Khải?

Đáp án: c. Rất ham học và thông minh, đã tự học được nghề thêu và làm lọng đem về truyền dạy cho dân.

3. Câu chuyện nói với em điều gì?

Bài làm:

Câu chuyện cho em hiểu được phẩm chất tốt đẹp của Trần Quốc Khái. Đó là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo. Chỉ bằng cách quan sát và ghi nhớ nhập tâm, ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và truyền lại cho dân.

4. Quan sát các tranh, ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Những người trong các bức tranh, ảnh là ai? Họ đang làm gì?

(trang 23 sgk)

Bài làm:

  • Tranh 1: Người trong tranh là cô giáo và học sinh. Cô giáo đang dạy học cho học sinh.
  • Tranh 2: Người trong tranh là bác sĩ và người bệnh. Bác sĩ đang chăm sóc, thăm khám cho người dân.
  • Tranh 3: Người trong tranh là các nhà khoa học. Họ đang nhìn qua kính hiển vi để nghiên cứu tìm tòi các phát minh mới.
  • Tranh 4: Người trong ảnh là nhạc sĩ. Ông đang soạn một bài nhạc.

C. Hoạt động ứng dụng Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN tập 2 trang 21

Hãy hỏi người thân xem nhà em, hoặc nơi em sinh sống có ai là bác sĩ, kĩ sư, nhà văn, nhà báo, luật sư...Công việc mà người đó thường làm là gì?

Bài làm:

Ví dụ:

  • Nhà em có bác cả làm bác sĩ. Mỗi ngày bác phải đến bệnh viện để thăm khám, chữa bệnh cho bệnh nhân của mình, để họ nhanh chóng khoẻ mạnh trở lại.
  • Dì em là giáo viên. Mỗi ngày dì đến trường để dạy các bạn học sinh biết chữ.
  • Anh họ em là kĩ sư cầu đường. Công việc của anh là thiết kế những cây cầu, đoạn đường để công nhân thi công phục vụ cho người dân đi lại.

Qua bài soạn giải sách Vnen Tiếng Việt 3 này, học sinh có thể phát triển năng lực vốn có của mình và được đào sâu các kiến thức về thực tế, còn giúp phụ huynh có thể giúp đỡ con em mình được tốt hơn cũng như là giúp phụ huynh có cái nhìn sâu hơn về chất lượng giảng dạy mà các em đang được tiếp nhận.

Ngoài Giải bài 21A sách Vnen Tiếng Việt 3: Lửa thử vàng, gian nan thử sức trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.

Mời các bạn xem trước bài: Giải bài 21B sách Vnen Tiếng Việt 3: Tài trí đất Việt là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 trang 24 tập 2, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc.

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

Đánh giá bài viết
3 7.660
Sắp xếp theo

Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN

Xem thêm