Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 25B: Em kể về ngày hội

Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 25B: Em kể về ngày hội là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 56, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc.

A. Hoạt động cơ bản Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 25B

1. Trình bày tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm về ngày hội

2. Kể lại câu chuyện Hội vật

Xem tranh và lời gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện

Giải Tiếng việt lớp 3 VNEN: Bài 25B: Em kể về ngày hội

Bài làm:

Đoạn 1. Cảnh mọi người đi xem hội vật

Mới sáng sớm, nơi tổ chức hội vật đã đông nghịt người. Người ta chen lấn nhau vòng trong vòng ngoài cốt để có một chỗ đứng tốt có thể nhìn rõ mặt ông Cản Ngũ và xem tài vật của ông. Tiếng trống thúc liên hồi càng làm cho không khí nơi sới vật thêm rộn ràng, náo nức.

Đoạn 2. Mở đầu keo vật

- Vừa vào keo vật, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ và tung ra nhiều miếng vật hiểm hóc nhằm chiến thắng đối phương. Còn ông Cản Ngũ thì có vẻ lớ ngớ, chậm chạp, vụng về và chỉ loay hoay chống đỡ làm cho keo vật trở nên buồn tẻ, không hấp dẫn người xem.

Đoạn 3. Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen

- Chợt ông Cản Ngũ bước hụt, chúi người về phía trước. Quắm Đen nhanh như cắt lao vào ôm lấy một bên chân ông với ý đồ nhấc bổng ông lên. Người xem reo hò vang dội và tin rằng trận đấu sắp kết thúc và người thắng là Quắm Đen.

Đoạn 4. Thế vật bế tắc của Quắm Đen

- Tiếng reo hò, tiếng trống thúc càng làm náo nức, sôi động. Quắm Đen cố gắng lấy sức ra để nhấc chân ông Cản Ngũ lên. Nhưng ông Ngũ vẫn chưa chịu ngã. Chân ông cứ cắm chặt xuống đất như một cây cột sắt mà dù Quắm Đen có cố gắng thế nào cũng không nhổ được nó lên.

Đoạn 5. Kết thúc keo vật

- Ông Cản Ngũ cứ để cho Quắm Đen ôm vật chân ông. Lát sau, dường như thấy Quắm Đen đã thấm mệt, ông mới bình tĩnh thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen và dễ dàng nhấc bổng anh ta lên như người ta cầm một con ếch giơ lên vậy.

B. Hoạt động thực hành Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 25B

1. Viết vào vở theo mẫu

2. Tìm các từ ngữ:

Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

  • Màu hơi trắng
  • Cũng nghĩa với siêng năng
  • Đồ chơi mà cánh quạt của nó được quay từ gió

Chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau:

  • Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp trong một ngày.
  • Người có sức khoẻ đặc biệt
  • Quẳng đi

Bài làm:

Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

  • Màu hơi trắng => trăng trắng
  • Cũng nghĩa với siêng năng => chăm chỉ
  • Đồ chơi mà cánh quạt của nó được quay từ gió => chong chóng

Chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau:

  • Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp trong một ngày => trực nhật
  • Người có sức khoẻ đặc biệt => Lực sĩ
  • Quẳng đi => vứt đi

3. Nghe - viết đoạn văn trong bài Hội vật (Từ tiếng trống dồn đến ngang bụng vậy)

Bài làm:

Tiếng trống dông lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quằm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.

Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như con ếch buộc sợi rơm ngang bụng vậy.

4. Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về ngày hội

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

CẢNH SẮC YÊN TỬ

Đường lên cáp lượn mây trắng bay

Thăm thẳm non xanh, sương giăng dầy

Giải oan tên suối như nuối tiếc

Nghìn đời sau ai biết giải bày!

Hội chùa Yên Tử gọi mùa xuân

Bảy trăm năm trước nhớ vua Trần

Xa nơi trần tục về cửa Phật

Đến chốn mây trời dựng Trúc Lâm.

Mặt đá rêu phong xen cỏ hoa

Rừng thông gió hát, trắng mây ngàn

Non cao trời đất như gần lại

Mờ ảo thực hư cõi niết bàn.

Cây đại người trồng mấy trăm năm

Dáng đứng còng queo trải tháng năm

Khói, sương phảng phất u tĩnh mịch

Chuông ngân nhớ mãi Thiền Trúc Lâm

VỀ MIỀN QUAN HỌ

Đến hẹn về với Hội Lim

Gái trai trẩy hội khắp miền gần xa

Áo dài mớ bảy mớ ba

Ô lục soạn, áo the hoa gấm màu

Nón ba tầm, nón quai thao

Khăn xếp bên yếm lụa đào sánh đôi

Làm xao xuyến cả lòng người

Quê em Kinh Bắc đất trời vào xuân

Câu ca Quan họ níu chân

Đàn anh, đàn chị duyên thầm gửi trao

Mạn thuyền đối đáp cùng nhau

Tiêu Tương gợi nhớ thuở nào Trương Chi

“Người ơi người ở đừng về”

Hẹn năm sau lại qua nghe hát cùng.

5. Đóng vai hỏi và đáp câu hỏi Vì sao?

- Một bạn đóng vai hỏi, bạn kia trả lời, sau đó hai bạn đổi nhiệm vụ cho nhau.

Hỏi - đáp trong mỗi tình huống sau:

  • Lan từ chối không đi chơi cùng Hoa.
  • Hoa mượn bút của Lan để viết bài chính tả.
  • Lan đi học muộn.
  • Lan mượn vở chép bài của Hoa.

M: Lan mượn vở chép bài của Hoa.

Hoa: - Vì sao cậu phải mượn vở chép bài?

Lan: - Tớ phải mượn vở chép bài vì hôm qua tớ nghỉ học.

Bài làm:

Lan từ chối không đi chơi cùng Hoa.

Hoa: - Vì sao bạn không đi chơi cùng với mình?

Lan: - Mình phải giúp mẹ trông em nên không đi chơi được.

Hoa mượn bút của Lan để viết bài chính tả.

Hoa: - Vì sao bạn phải mượn bút của mình?

Lan: - Mình phải mượn bút của bạn vì bút của mình vừa hết mực xong.

Lan đi học muộn.

Hoa: - Vì sao bạn đi học muộn?

Lan: - Mình đi học muộn vì sáng nay xe của bố mình bị hỏng giữa đường.

6. Đọc những câu sau. Viết vào vở câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu đó

  • Trả em không được tắm ở sông hồ một mình vì rất nguy hiểm
  • Hùng được thầy giáo khen vì thành tích trong bóng đá
  • Nhiều người thích đi xem hội vì hội rất đông vui

Bài làm:

Trả em không được tắm ở sông hồ một mình vì rất nguy hiểm

=> Vì sao trẻ em không được tắm ở sông hồ một mình?

Hùng được thầy giáo khen vì thành tích trong bóng đá

=> Vì sao Hùng được thầy giáo khen?

Nhiều người thích đi xem hội vì hội rất đông vui

=> Vì sao nhiều người thích đi xem hội?

C. Hoạt động ứng dụng Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 25B

Hỏi người thân về lễ hội ở quê em, theo gợi ý:

  • Tên lễ hội,
  • Thời gian tổ chức lễ hội,
  • Nơi diễn ra lễ hội
  • Một số hoạt động trong lễ hội

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

  • Tên lễ hội: Hội đình Phú Diễn
  • Thời gian: Từ ngày 7/3 đến 9/3 âm lịch.
  • Địa điểm: Xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Đối tương suy tôn: Lê Đại Hành, Trần Thông.
  • Một số hoạt động trong lễ hội là: Đấu roi, thi leo dây, múa rối nước trên sông, múa rồng, đánh vật, hát ca trù, múa sênh tiền, bịt mắt bắt dê, bơi trải.

Ngoài Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 25B: Em kể về ngày hội trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
51
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN

    Xem thêm