Giải bài 7A sách VNEN Tiếng Việt 3: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường?
Giải bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường? là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 trang 51, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc
Giải bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường?
A. Hoạt động cơ bản Giải bài 7A Vnen
1. Quan sát tranh, trả lời các câu hỏi:
- Các bạn nhỏ trong từng tranh đang chơi trò gì?
- Mỗi chỗ chơi của các bạn có gì nguy hiểm?
Bài làm:
Quan sát các tranh ta thấy:
- Tranh 1: Các bạn đang đá bóng dưới lòng đường -> Có thể bị đụng xe, tai nạn
- Tranh 2: Các bạn leo cây và đu cành nhánh để hái quả -> Có thể té bị chấn thương
- Tranh 3: Các bạn tắm dưới ao và nhảy từ trên cây xuống -> Có thể bị đuối nước
- Tranh 4: Bạn nhỏ leo cột điện để bắt chim -> Có thể bị ngã hoặc điện giật.
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Bài làm:
Câu chuyện trên nói với chúng ta: Chơi bóng dưới lòng đường là vi phạm luật và sẽ gây tai nạn cho bản thân và người khác. Mọi người phải tôn trọng luật giao thông và có nhiệm vụ giữ gìn trật tự nơi công cộng.
B. Hoạt động thực hành Giải bài 7A Vnen
2. a. Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
Bài làm:
Đọc đoạn 1, em thấy:
- Các bạn chơi đá bóng ở dưới lòng đường.
- Trận bóng phải tạm dừng lần đầu do bạn Long mải đá bóng suýt tông phải xe máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.
- Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đã gây ra hậu quả gì?
- Các bạn nhỏ có thái độ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Quang cảm thấy như thế nào trước tai nạn do mình gây ra?
Bài làm:
Đọc đoạn 2, em thấy:
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè nên đã gây ra hậu quả là: quả bóng đập vào đầu một cụ già, khiến cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống.
- Khi có tai nạn xảy ra, các bạn nhỏ đã hoảng sợ, bỏ chạy.
- Đọc đoạn 3, em thấy: Quang cảm thấy rất ân hận trước tai nạn mà mình đã gây ra.
3. Quan sát và nói tên các trò chơi trong tranh
Bài làm:
Tên các trò chơi trong tranh là:
- Tranh 1: Nhảy dây
- Tranh 2: Đánh cầu lông
- Tranh 3: Rồng rắn lên mây
- Tranh 4: Thả diều
4. Kể cho nhau về những trò chơi mà bạn thường chơi ở trường và ở nhà?
Gợi ý:
- Đó là những trò chơi gì?
- Bạn thường chơi trò chơi đó với ai?
- Bạn thường chơi trò chơi đó ở đâu?
- Bạn thích trò chơi nào nhất? Vì sao?
Bài làm:
Ví dụ:
- Một số trò chơi mà em thường chơi là: ngảy dây, banh chuyền, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan...
- Những trò chơi đó em thường chơi với bạn cùng lớp khi chơi ở trường hoặc bạn hàng xóm khi chơi ở nhà.
- Trong các trò chơi đó, em thích nhất là trò chơi rồng rắn lên mây vì nó có nhiều người chơi, đông và vui.
Trên đây là các bài giải Tiếng Việt Vnen hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Chuyên mục môn Tiếng Việt lớp 3, cũng được VnDoc trình bày rõ ràng giúp các em học tốt và làm tốt các bài SGK lớp 3.
Ngoài Giải bài 7A: Vì sao không được đá bóng dưới lòng đường? trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.