Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 11: Mục đích học tập của học sinh

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 11: Mục đích học tập của học sinh được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Em hãy cho biết mục đích học tập của học sinh là gì?

Trả lời

Mục đích học tập của học sinh là:

Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Bài tập 2: Theo em, thế nào là mục đích học tập đúng đắn? Thế nào là mục đích học tập sai? Cho ví dụ

Trả lời

  • Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.
  • Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.
  • Mục đích học tập sai là chỉ biết đến quyền lợi của bản thân mà không nghĩ gì đến ai cả.

Bài tập 3: Vì sao học sinh phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn?

Trả lời

Vì:

  • Xác định mục đích học tập đúng đắn "Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" Thì sẽ học tập tốt.
  • Ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Bài tập 4: Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất?

  1. Làm cho cuộc sống của bản thân sau này tốt hơn
  2. Để có bằng cấp, có địa vị cao trong xã Hội
  3. Để có khả năng lao động tốt, làm giàu cho gia đình và quê hương
  4. Để được nhiều người nể phục, kính trọng

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn?

  1. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài
  2. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này
  3. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức.
  4. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt.

Bài tập 6: Em tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến nào dưới đây

  1. Những người thông minh thì không cần phai cố gắng trong học tập cũng đạt được mục đích của mình.
  2. Còn nhỏ thì chỉ cần biết học thôi, còn học để làm gì thì chưa cần nghĩ đến vội.
  3. Chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức thì mới có thể cống hiến cho đất nước.
  4. Những học sinh nghèo thì mới cần cô gắng học để thoát nghèo.

Trả lời

Câu 4: C

Câu 5: C

Câu 6:

Tán thành: C

Không tán thành: A, B, D

Bài tập 7: Hiền là một học sinh được coi là học hành có nề nếp vì em thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi "bí quyết" của Hiền để có thế chuẩn bị bài chu đáo như vậy, thì Hiển "bật mí": "Tớ chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì tớ mang sách giải ra chép. Làm như vậy. tớ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, cốt sao cho đủ số bài tập, còn có thiếu hay không sau sẽ tính!".

Câu hỏi

Em có tán thành cách học của Hiền không? Vì sao?

Trả lời

Không tán thành cách học của Hiền vì chỉ mang tính chất đối phó, sẽ không hiểu bài, không nắm vững kiến thức

Bài tập 8: Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. Bạn gặp khó khăn gì, hỏi gì, Hưng cũng sẵn sàng giúp đỡ, giúp bạn hiểu bài. Nhưng trong giờ kiểm tra, Hưng rất lấy làm khổ sở vì cứ luôn bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của Hưng. Cho bạn nhìn bài là vi phạm nội quy, nhỡ thầy cô mà bắt được thì nguy to cho cả hai. Nhưng nếu không cho nhìn bài thì bạn lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn.

Câu hỏi:

1/ Nỗi khổ của Hưng là gì? Ở lớp em, trường em có hiện tượng như vậy không? Nó tồn tại ở mức độ nào?

2/ Hãy nêu nhận xét của em về mục đích, động cơ học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác.

3/ Em hãy giúp Hưng cách ứng xử trong tình huống nêu trên.

4/ Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì?

Trả lời

  • Nhìn bài của bạn là hành vi sai trái, thiếu trung thực trong học tập, xuất phát từ mục đích, động cơ học tập không đúng đắn.
  • Muốn chấm dứt hiện tượng gian lận trong học tập, mỗi học sinh cần xác định mục đích học tập đúng đắn và chăm chỉ học tập.

Bài tập 9:

Em hãy cùng các bạn thảo luận về các ý kiến sau:

- Nhiệm vụ của học sinh chỉ là học, không cần thiết phải quan tâm đến những thay đổi đang diễn ra xung quanh về kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Học phải kết hợp với hành, học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, phải biết liến hệ với thực tế cuộc sống thì mới nắm chắc kiến thức, kĩ năng và vận dụng được trong cuộc sống và lao động sau này.

Em tán thành ý kiến nào? Vì sao ? Để thực hiện được điều đó, các em phải làm gì?

Trả lời

  • Tán thành ý kiến thứ hai vì như vậy học sinh mới thực hiện được mục đích học tập của mình.
  • Để thực hiện, học sinh phải chăm chỉ, tự giác, trung thực trong học tập; tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường và địa phương tổ chức.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 6

    Xem thêm