Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK GDCD 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SGK GDCD 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?

Trả lời

Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân của Phượng nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì Phượng không được đọc.

b) Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?

Trả lời

Em không đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi đưa cho Hiền vì như vậy là lừa dối Hiền, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c) Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?

Trả lời

Nếu là Loan, em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của Hiền khi không được Hiền đồng ý.

Nếu Phượng cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 2:

a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Trả lời

  • Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nước ta (Điều 73, Hiến pháp 1992).
  • Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

b) Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

Trả lời

  • Bóc và đọc trộm thư của người khác;
  • Nghe trộm điện thoại của người khác;
  • Bố mẹ bóc thư, nghe trộm điện thoại của con;
  • Cô giáo kiểm tra thư của học sinh.
  • Dấu thư của bạn.

c) Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Trả lời

Bị phạt cảnh cáo, bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ 1 năm.

d) Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:

- Nhặt được thư cửa người khác?

- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?

- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

Trả lời

  • Em sẽ khuyên nhủ bạn không nên làm như vậy, vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
  • Em sẽ nói với bố mẹ, anh chị và nhắc nhở mọi người đó là hành vi vi phạm bí mật thư tín của người khác.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
48
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6 môn khác

    Xem thêm