Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì
Bài tập môn GDCD lớp 6
Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Bài tập 1: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
Trả lời
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
Bài tập 2: Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
Trả lời
- Siêng năng, kiên trì là đức tính tốt của con người, siêng năng được biểu hiện qua sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, kiên trì là sự thể hiện quyết tâm đến cùng, cho dù gặp khó khăn gian khổ cũng không lùi bước.
- Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám, Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán.
Bài tập 3: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với con người trong cuộc sống?
Trả lời
Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Bài tập 4: Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em trong học tập?
Trả lời
Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.
- Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.
- Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,.
Bài tập 5: Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?
- Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà
- Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.
- Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.
- Đến giờ kiểm tra Văn, Dũng luôn giở sách "Để học tốt..." ra chép bài.
Bài tập 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng, kiên trì?
- Chỉ cần siêng năng lao động khi có cô giáo nhắc nhở.
- "Con mọt sách" thì mới siêng năng học tập.
- Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng học tập cũng không thể giỏi được vì muốn học giỏi phải thông minh.
Bài tập 7: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện rõ nhất tính kiên trì?
- Năng nhặt, chặt bị
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Trả lời:
Câu 5 - A
Câu 6 - C
Câu 7 - B
Bài tập 8: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi phẩm chất, biểu hiện ở cột II.
I | II |
A. Gặp bài toán hóc búa, Hoa miệt mài tìm cách giải | 1. Ngại khó, nản chí |
B. Lan luôn học bài đúng giờ, thường xuyên | 2. Lười biếng, ỷ lại |
C. Tuấn bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn | 3. Siêng năng |
D. Huệ hay trốn tránh việc nhà để đi chơi | 4. Kiên trì |
Trả lời
A - 4; B - 3; C - 1; D - 2
Bài tập 9:
An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ".
Câu hỏi:
1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì?
2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Trả lời
An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.
Em sẽ khuyên An: Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Bài tập 10: Nếu bạn em thường xuyên bỏ học đi chơi, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Trả lời
Em sẽ khuyên bạn phải chăm chỉ học tập, không nên ham chơi mà ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.
Bài tập 11: Em đánh giá như thế nào về những tấm gương vượt khó trong học tập?
Trả lời
Đó là những tấm gương rất đáng khâm phục, để mọi người học hỏi và noi theo