Giải bài tập SGK GDCD 6 bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SGK GDCD 6 bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thuý Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?

Trả lời

Em phải xác định đúng mục tiêu học tập của mình, phải cố gắng phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước.

Câu 2:

a) Hãy chọn câu tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam?

a) Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

b) Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

c) Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

d) Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

e) Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Trả lời

Những trường hợp đánh dấu X vào ô trống tương ứng là câu: b, d, e.

b) Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ: "Mình có phải là công dân Việt Nam không?" Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

Trả lời

Hoa là công dân Việt Nam, vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm

c) Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết?

Trả lời

Quyền công dân: Quyền của công dân do pháp luật quy định theo các hình thức khác nhau, như quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuỳ từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền mà công dân chỉ có thể có được khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định (ví dụ: quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi; quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội chỉ có khi công dân đủ 21 tuổi trở lên; Những người mất trí hoặc phạm tội hình sự có thể bị hạn chế hoặc tước quyền công dân).

Nghĩa vụ công dân: nghĩa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ đóng thuế.

Các quyền và bổn phận của trẻ em:

* Các quyền:

  • Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...
  • Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt
  • Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...
  • Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...

* Bổn phận:

  • Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
  • Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.

>> Tham khảo chi tiết: Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em

d) Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam?

Trả lời

Em có thể kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao mà em đã biết trên tivi, báo chí, đài radio mà em đọc được, nghe được đã đem lại vinh quang cho dân tộc.

đ) Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

Trả lời

  • Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức.
  • Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan
Đánh giá bài viết
67 8.430
Sắp xếp theo

    Lớp 6 môn khác

    Xem thêm