Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập tình huống môn GDCD lớp 6
Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 11: Mục đích học tập của học sinh
Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
Câu 1: Ở Tình huống 1, bạn Nam trả lời có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Nam trả lời như vậy là đúng. Bởi vì, cả cha và mẹ Nam đều là công dân Việt Nam. Họ là nhân viên đại sứ quán nên sẽ có cả 2 quốc tịch Việt Nam và Đức. Vì vậy, Nam có phải là công dân Việt Nam.
Câu 2: Ở Tình huống 2, có nên hoài nghi như vậy không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, không nên hoài nghi như vậy. Bởi vì, trước hết mẹ của những trẻ em đó là người Việt Nam thì chắc chắn đứa trẻ đó, có quốc tịch của nước Việt Nam. Hơn nữa, cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và đối xử bình đẳng với trẻ em dù họ là công dân của nước nào.
Câu 3: Ở Tình huống 3, Nhung là công dân Việt Nam hay công dân Nga? Vì sao?
Trả lời:
Ở Tình huống này, Nhung là công dân của cả hai nước Việt Nam và Nga. Bởi vì, bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Được sinh ra ở Nga, chắc chắn Nhung sẽ có quốc tịch Nga. Sau khi về Việt Nam nếu bố mẹ làm giấy khai sinh, nhập quốc tịch cho Nhung thì Nhung sẽ có quốc tịch Việt Nam.
Câu 4: Ý kiến của em ở Tình huống 4 như thế nào?
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến số 3 “Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người học sinh”. Cụ thể là:
Quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân dân tộc giới tính địa vị đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc...
Nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người, việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định .Nghĩa vụ học tâp của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, giúp nước, cứu nước…
Câu 5: Em hãy rút ra bài học về đạo đức?
Trả lời:
Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước.
Góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng phồn thịnh hơn.