Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 3: Tiết kiệm

Bài tập tình huống môn GDCD lớp 6

Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 3: Tiết kiệm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì

Giải bài tập tình huống GDCD lớp 6 bài 4: Lễ độ

Câu 1: Bé Lưu thích chú heo rô-bốt, nhưng có đòi ba mẹ mua không? Vì sao?

Trả lời:

Mặc dù cũng có lúc Lưu thoáng nghĩ đến chuyện xin ba má mua cho chú heo rô-bốt. Nhưng Lưu đã không đòi ba mẹ mua cho, bởi Lưu nhận thấy như thế là không tốt. Lưu biết nhà mình không giàu có, tiền lương của ba má không đủ để mua cho con món quà đắt tiền.

Câu 2: Khi được chị Hà mừng tuổi cho chú heo bằng đất nung, bé Lưu đã nghĩ tới việc dùng nó để làm gì?

Trả lời

Khi nhận được chú heo bằng đất nung, bé Lưu đã nghĩ ngay tới việc đặt tên cho nó là “chú heo rô-bốt” và để tiền tiết kiệm vào đó.

Câu 3: Việc làm của bé Lưu chỉ nhỏ, nhưng với tuổi của em thì điều đó có ý nghĩa lớn. Ý nghĩa lớn đó ở chỗ nào?

Trả lời:

Việc làm của bé Lưu mang ý nghĩa to lớn. Bởi vì, nó thể hiện bé Lưu là người biết tiết kiệm đúng đắn, cho những việc cần làm.

Câu 4: Bé Lưu đã dùng tiền bỏ trong bụng heo đất để làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bé Lưu đã dùng số tiền tiết kiệm để ủng hộ các bạn vùng lũ. Lưu cho rằng, rồi sau này Lưu sẽ có một chú heo đất Trư Bát Giới khác, rồi sau đó heo đất Trư Bát Giới sẽ biến thành Tôn Ngộ Không chơi cùng các em .Việc làm đó còn có giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, mang nụ cười đến cho các em nhỏ khác. Việc làm đó chính là mang lại hạnh phúc cho Lưu và người khác. Việc làm đó, sẽ làm hạnh phúc được nhân lên từ nụ cười của các em vùng lũ.

Câu 5: Em hãy rút ra bài học về đạo đức?

Trả lời

Chúng ta cần phải biết sống tiết kiệm, giản dị để sử dụng tiền của vào mục đích chính đáng. Không nên tiêu xài hoang phí, tôn trọng tài sản của mình cũng như của người khác. Tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn, keo kiệt. Việc tiết kiệm còn thể hiện ở việc biết cho đi, biết giúp đỡ người khác...

Đánh giá bài viết
27 2.780
Sắp xếp theo

    Giải SBT GDCD 6

    Xem thêm