Giải bài tập SBT Sinh Học 8 bài 43
Giải Sách bài tập Sinh Học 8 bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
Giải bài tập SBT Sinh học 8 bài 43 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, trả lời ngắn gọn, rõ ràng các câu hỏi trong sách bài tập môn Sinh học lớp 8. Đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các thầy cô và các em học sinh tham khảo.
Giải Sách bài tập Sinh Học 8 Bài 43
Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 115 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 43 – 1 SGK và kiến thức đã học ở bài 6 chương I, hãy mô tả lại cấu tạo và nêu rõ chức năng của nơron.
Trả lời:
Noron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
Mỗi noron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các noron này với noron khác hoặc với cơ quan trả lời.
Chức năng của noron là: Cảm ứng và dẫn truyền các xung thần kinh.
Bài tập 2 (trang 115 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 43 – 2 SGK và sự hiểu biết, hãy hoàn chỉnh đoạn thông báo sau bằng cách điền các từ và cụm từ: não, tủy sống, bó sợi cảm giác và bó sợi vận động vào chỗ trống thích hợp:
Trả lời:
Hệ thần kinh gồm: bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên.
- Bộ phận thần kinh trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.
- Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 115-116 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ: dẫn truyền, cúc xináp, não bộ, cảm ứng, sợi trục, tủy sống, hệ thần kinh sinh dưỡng, một thân, hệ thần kinh vận động, bao milêlin, hạch thần kinh.
Trả lời:
Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao milêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Hệ thần kinh bao gồm não bộ, tủy sống (bộ phận trung ương), các dây thần kinh và hạch thần kinh (bộ phận ngoại biên). Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 116 VBT Sinh học 8): Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.
Trả lời:
Bài tập 2 (trang 116 VBT Sinh học 8): Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
Trả lời:
Hệ thần kinh vận động | Hệ thần kinh sinh dưỡng | |
Chức năng | Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương liên quan đến các hoạt động của cơ vân. | Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. |
Hình thức hoạt động | Hoạt động có ý thức | Hoạt động không có ý thức |
Bài tập 3 (trang 116 VBT Sinh học 8): Chọn phương án đúng nhất bằng cách điền dấu × vào ô ở đầu câu.
Trả lời:
Cấu tạo của một nơron điển hình:
a) Thân, nhiều sợi nhánh và sợi trục. | |
b) Thân và sợi trục. | |
c) Thân và các tua. | |
x | d) Thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục thường có bao miêlin. |
Ngoài tài liệu Sinh học lớp 8 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 8 và Đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.