Giải bài tập SBT Sinh Học 8 bài 53
Giải Sách bài tập Sinh Học 8 bài 53: Hoạt động cấp cao ở người
Giải bài tập SBT Sinh học 8 bài 53 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, trả lời ngắn gọn, rõ ràng các câu hỏi trong sách bài tập môn Sinh học lớp 8. Đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các thầy cô và các em học sinh tham khảo.
Giải Sách bài tập Sinh Học 8 Bài 53
Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập (trang 138 VBT Sinh học 8): Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa.
Trả lời:
Ví dụ về thành lập các phản xạ mới: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; vứt rác vào đúng nơi quy định.
Ví dụ về sự ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa: Phản xạ khóc khi ngủ dậy của trẻ sơ sinh.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 139 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:
Trả lời:
Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
Sự hình thành tiếng nói và chữ viết ở người cũng là kết quả của một quá trình học tập , là quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện cấp cao. Tiếng nói và chữ viết trở thành phương tiện giao tiếp giúp con người hiểu nhau, là cơ sở của tư duy.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 139 VBT Sinh học 8): Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người.
Trả lời:
Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. Các phản xạ có điều kiện với ánh sáng, màu sắc, âm thanh dần được thành lập. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp. Bên cạnh đó là quá trình ức chế phản xạ nếu phản xạ đó không cần thiết.
Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, nhờ đó mà cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở người.
Bài tập 2 (trang 139 VBT Sinh học 8): Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
Trả lời:
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và các thế hệ sau, là cơ sở của tư duy.
Bài tập 3 (trang 139-140 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.
Trả lời:
Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là:
x | a) Hai quá trình thuận, nghịch. |
b) Không quan hệ mật thiết với nhau. | |
x | c) Quan hệ mật thiết với nhau. |
x | d) Là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán. |
x | e) Là cơ sở để hình thành nếp sống có văn hóa. |
Ngoài tài liệu Sinh học lớp 8 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 8 và Đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.