Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lý thuyết xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Câu 1 trang 44 SGK GDCD lớp 10

Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

Hướng dẫn giải:

Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

Vì vậy ta khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Câu 2 trang 44 SGK GDCD lớp 10

 Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

Hướng dẫn giải:

“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

Em hiểu nguyên lí giáo dục này như sau: Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.

Câu 3 trang 44 SGK GDCD lớp 10

Bản thân em đã có việc làm nào gắn với học hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em?

Hướng dẫn giải:

Từ những kiến thức đã học trên lớp, cụ thể là các tiết học công nghệ, em có thể giúp bố mẹ canh tác đất, khử đất chua, phèn, chọn lựa giống tốt. Việc kết hợp giữa học và hành có thể giúp em nhớ sâu kiến thức hơn và có thể áp dụng trong cuộc sống.

Câu 4 trang 44 SGK GDCD lớp 10

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”?

Hướng dẫn giải:

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường minh thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một số điều mà chúng ta bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không bị tụt hậu. Bởi thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Câu 5 trang 44 SGK GDCD lớp 10

Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:

Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.

Hằng bĩu môi:

Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng

Vì: Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn

Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, bằng những kiến thức thu nhận được thành có ích.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục Ngữ văn lớp 10, Hóa học lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập GDCD 10

    Xem thêm