Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 12
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức
- Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng
Câu 1 trang 86 SGK GDCD lớp 10
Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta không nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau bởi vì đôi khi đó chỉ là tình bạn cùng chơi với nhau để giúp đỡ nhau học tập, các bạn gán ghép như vậy sẽ khiến cho hai bạn dễ xảy ra những hiểu lầm, xấu hổ dẫn để ngại ngùng trong việc gặp nhau, tình bạn dần bị xa cách.
Theo em, ở lứa tuổi này chưa nên yêu đương bởi vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi nên tập trung vào học tập, là giai đoạn tình yêu và tình bạn khó phân biệt dễ bị hiểu lầm. Do đó, hãy tập trung cho việc học và cố gắng vun đắp cho tình bạn thời học sinh trong sáng và bền vững.
Câu 2 trang 86 SGK GDCD lớp 10
Trong bài học nêu lên một số điều nên tránh trong tình yêu. Em có đồng ý với những điều đó không? Nếu có ý kiến gì khác, em hãy cho biết ý kiến của mình?
Hướng dẫn giải:
Em hoàn toàn đồng ý với những điều nên tránh trong tình yêu đã nêu trong bài học bởi vì:
- Yêu quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học, tình yêu mang tính đùa cợt thiếu suy nghĩ, hành động nông cạn.
- Yêu một lúc nhiều người dẫn đến các cuộc cãi vã, đánh nhau và làm mất đi niềm tin từ những người khác. Người khác sẽ khinh bỉ mình và xem mình là đồ lăng nhăng.
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều càng không nên, bởi dẫn đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của bản thân.
Vì vậy trước tình yêu cần suy nghĩ chín chắn, biết tự chịu trách nhiệm trước bản thân với những hành động của mình.
Câu 3 trang 86 SGK GDCD lớp 10
Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Em không đồng ý với quan điểm sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí hết hôn. Bởi đây là hiện tượng đang được xã hội lên án gay gắt đối với giới trẻ về hiện tượng sống thử. Đây là lối sống thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và gây ra nhiều hậu quả xấu. Vì vậy, cần có thái đố thẳng thắn trước hành động này, nếu đã tự nguyện yêu và đến với nhau thì nên đăng kí kết hôn để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội.
Câu 4 trang 86 SGK GDCD lớp 10
Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
Hướng dẫn giải:
Chế độ hôn nhân ngày nay với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến có sự khác nhau:
Đối với chế độ hôn nhân hiện nay:
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng dựa trên tình yêu chân chính.
- Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại một đến hai con.
Đối với chế độ hôn nhân thời phong kiến:
- Năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng
- Hôn nhân chủ yếu do cha mẹ và mai mối sắp đặt
- Gia đình có nhiều con.
Câu 5 trang 86 SGK GDCD lớp 10
Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Hiện nay, nếu áp dụng quan niệm “con đàn, cháu đống” là không còn phù hợp. Bởi:
Trước đây, ông bà quan niệm nhà càng đông con càng vui, có thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giờ đây, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sinh nhiều con sẽ trở nên áp lực và gánh nặng kinh tế gia đình, cũng như tạo áp lực dân số của đất nước. Vì vậy, theo chính sách của nhà nước, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt.
Câu 6 trang 86 SGK GDCD lớp 10
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình?
Hướng dẫn giải:
Vợ chồng là ruột là rà
Anh em có cửa có nhà anh em
Sao cho trong ấm ngoài êm
Như thuyền có bến như chim có bầy.
Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không.
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
Cha mẹ hiền sinh con thảo.
Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại.
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Anh em như thể tay chân.
Anh em bát máu sẻ đôi.
Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục Toán lớp 10, Hóa học lớp 10...