Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 8
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.Bài viết là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
Câu 1 trang 52 SGK GDCD lớp 10
Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính:
- Môi trường tự nhiên
- Dân số
- Phương thức sản xuất
Trong số các yếu tố này thì phương thức sản xuất là yếu tố quyết định.
Bởi vì: trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
Câu 2 trang 52 SGK GDCD lớp 10
Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?
Hướng dẫn giải:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.
Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Câu 3 trang 52 SGK GDCD lớp 10
Hãy nêu ra một vài ví dụ nói rõ mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Hướng dẫn giải
Các ví dụ cụ thể:
+ Bối cảnh xã hội: Ở chế độ phong kiến thực dân ngày xưa có những điều sai trái bất cập của xã hội thời này xảy ra như vua quan không tốt, nạn cướp bóc, quan liêu, chiến tranh,...làm khổ người dân.
+ Nội dung tác phẩm: Các tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời phản ánh sự thống khổ của người dân và sự xót thương của tác giả như “Đồng hào có ma”, “Chí phèo”, “Chị Dậu”,…
- Bài thơ Đồng chí
+ Bối cảnh xã hội: Tác giả Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi ông đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
+ Nội dung tác phẩm: Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
+ Bối cảnh xã hội: Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con đường chiến lược Trường Sơn - khi chiến tranh chống Mỹ đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất.
+ Nội dung tác phẩm: Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mĩ dũng cảm ngoan cường, lạc quan yêu đời, quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
- Truyện ngắn Làng
+ Bối cảnh xã hội: Tác giả Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Nội dung tác phẩm: Truyện nói về tình yêu Làng của ông Hai Thu khi phải xa làng đi tản cư, qua đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam.
Câu 4 trang 53 SGK GDCD lớp 10
Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
a) Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sồng hiện thực của con người mà thôi.
b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.
d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
e) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ
Hướng dẫn giải:
Em tán thành với ý kiến: Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.
Bởi vì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...