Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Công nghệ 10 Bài 7: Giới thiệu về phân bón KNTT

Giải Công nghệ 10 Bài 7: Giới thiệu về phân bón KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Công nghệ 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 41 SGK Công nghệ 10 KNTT

Phân bón là gì? Phân bón có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Các loại phân bón có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Lời giải

* Phân bón: Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

* Vai trò của phân bón trong trồng trọt:

+ Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

+ Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản

+ Tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất

+ Cải tạo đất

* So sánh các loại phân bón:

So sánh

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Giống

Đều có tác dụng cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Khác

- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng

- Là phân bón có chứa vi sinh vật sống

- Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

- Hiệu quả chậm

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

An toàn cho con người và môi trường

An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.

Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.

Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.

Phân bón và vai trò của phân bón

Kết nối năng lực trang 41 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về phân bón lá và vai trò của phân bón lá đối với cây trồng?

Lời giải

- Phân bón lá: là loại có chứa các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, dùng phun lên lá giúp bổ sung các chất cần thiết cho cây trồng ở dạng dễ hấp thu. Cung cấp dưỡng chất qua lá còn tạo điều kiện cho cây sinh trưởng khi gặp hạn hán, ngập úng hay sâu bệnh hại tấn công.

- Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng:

+ Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Do đó việc bón phân qua lá sẽ giúp cây trồng hấp thu thêm các nguyên tố vi lượng và các loại enzyme không có trong đất, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 45-50%, đối với phân bón lá cây sử dụng được đến 95% chất dinh dưỡng.

+ Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá sẽ giúp cây chống chịu được một số điều kiện bất thường của ngoại cảnh như: khô hạn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, mặn.

+ Phân bón lá cây hấp thu nhanh nên đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp cây chóng hồi phục khi bị sâu bệnh, bão lụt hoặc đất thiếu dinh dưỡng.

Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 10 KNTT: Kể tên một số loại phân bón hóa học đang được sử dụng ở địa phương em. Hãy cho biết chúng thuộc loại phân bón hóa học nào?

Lời giải

Một số loại phân bón hóa học đang được sử dụng ở địa phương em:

- Phân Ure

- Phân photphat đạm

- Supe lân

- Phân MOP

- Phân NOP

* Phân hóa học quê em sử dụng thuộc loại phân hóa học:

- Phân Ure, phân photphat đạm thuộc phân đạm.

- Phân supe lân thuộc phân lân.

- Phân MOP, phân NOP thuộc phân kali.

Kết nối năng lực trang 42 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu về vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng?

Lời giải

Vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng:

* Vai trò của phân đạm:

- Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.

- Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây

- Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.

- Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp, v.v.

* Vai trò của phân lân:

- Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc.

- Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

- Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.

* Vai trò của phân kali:

- Kali hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để kiến tạo năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Bón đủ kali sẽ tạo điều kiện cho cây có khả năng hút đạm và lân tốt hơn, điều hòa tốt các chất dinh dưỡng là nền tảng cho một vụ mùa bội thu.

Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu thêm về đặc điểm của các loại phân bón hóa học?

Lời giải

Đặc điểm của các loại phân bón hóa học:

- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

- Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

- Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.

- Gây hại hệ sinh vật đất

- Làm tồn dư phân bón trong nông sản

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu đặc điểm giống và khác nhau của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ?

Lời giải

Điểm giống và khác nhau của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ:

Giống nhau: Có vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng avf phát triển của cây trồng

Khác nhau:

- Phân bón hữu cơ: Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng, hiệu quả chậm, bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp, không gây hại cho sức khỏe con người.

- Phân bón vô cơ: Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh, bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Kết nối năng lực trang 43 SGK Công nghệ 10 KNTT: Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó?

Lời giải

* Phân bón hữu cơ thường sử dụng trong gia đình em là: Phân bón hữu cơ chế biến, phân bón hữu cơ vi sinh

* Phân bón hữu cơ thường sử dụng ở địa phương em là: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ khoáng.

* Cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó là:

- Phân bón hữu cơ chế biến (truyền thống): dùng để bón lót hoặc bón thúc.

+ Bón lót trước khi gieo trồng, cách bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi lấp.

+ Bón thúc thì đào rãnh bón theo chiều rộng vòng quanh tán cây, hoặc bón rải đều trên mặt đất đối với cây lâu năm. (Bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả)

- Phân bón hữu cơ sinh học: dùng bón lót và bón thúc, bón nuôi quả

+ Bón lót: chủ yếu dùng cho cây ngắn ngày bón bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi mới gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì bón trộn đều với lớp đất mặt đem cho xuống hố rồi trồng.

+ Bón thúc: đào rãnh bón vòng quanh tán cây, rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.

+ Bón qua lá: thì hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây.

- Phân bón hữu cơ vi sinh: Tương tự như phân hữu cơ sinh học

- Phân bón hữu cơ khoáng: bón thúc là chính, tương tự như phân hữu cơ sinh học

+ Đối với cây lâu năm bón vòng quanh tán

+ Đối với cây ngắn ngày: bón theo hàng, theo hốc

Kết nối năng lực trang 43 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu thêm về các loại phân bón vi sinh?

Lời giải

Các loại phân bón vi sinh:

- Phân vi sinh cố định đạm

- Phân vi sinh phân giải lân

- Phân bón vi sinh phân giải silicat

- Phân bón vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

- Phân bón vi sinh chứa chất giữ ẩm polysacarit

- Phân vi sinh giúp phân giải hợp chất hữu cơ (xenlulo)

Luyện tập và vận dụng trang 43 SGK Công nghệ 10 KNTT

Luyện tập trang 43 SGK Công nghệ 10 KNTT: Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón, nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Giải Công nghệ 10 Bài 7

Lời giải

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Ưu điểm

- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

- Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng

- Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.

- Là phân bón có chứa vi sinh vật sống

- An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

- Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.

Nhược điểm

+ Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.

+ Gây hại hệ sinh vật đất

+ Làm tồn dư phân bón trong nông sản

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Hiệu quả chậm

- Thời gian sử dụng ngắn.

- Mỗi loại phân bón vi sinh vật chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.

Vận dụng trang 43 SGK Công nghệ 10 KNTT: Mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em?

Lời giải

* Gia đình em thường sử dụng loại phân đạm, lân có đặc điểm như sau:

- Phân đạm: ở dạng tinh thể, có thể là tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn.

- Phân lân:

+ Phân bón lân nung chảy dạng bột màu xanh xám.

+ Phân lân nung chảy có tính kiềm và thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

+ Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axit nhẹ, nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài.

* Địa phương em thường sử dụng phân lân và phân kali có đặc điểm như sau:

- Phân lân:

+ Phân bón lân nung chảy dạng bột màu xanh xám.

+ Phân lân nung chảy có tính kiềm và thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

+ Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axit nhẹ, nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài.

- Phân kali: Dạng bột hay viên không rõ hình, có màu xám hồng, hoà tan trong nước dễ dàng, là phân chua sinh lý.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Công nghệ 10 Bài 7: Giới thiệu về phân bón KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 KNTT, Toán 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Công nghệ 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm