Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thiết kế và công nghệ 10 bài 3: Công nghệ phổ biến KNTT

Thiết kế và công nghệ 10 bài 3: Công nghệ phổ biến KNTT được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lại nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo để chuẩn bị tốt cho bài học môn Công nghệ 10 sách KNTT mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thiết kế và công nghệ 10 bài 3

Câu hỏi tr 14

Mở đầu

Quan sát và cho biết hình 3.1 mô tả công nghệ nào; hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết; hãy kể tên một số công nghệ khác mà em biết

Thiết kế công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Sau khi quan sát hình 3.1, công nghệ được mô tả trong hình là công nghệ hàn

Các sản phẩm của công nghệ đó trong một số lĩnh vực là:

+ Xây dựng: hàn các giàn giáo xây dựng, các thiết bị máy,…

+ Gia dụng: cổng, cửa sắt, bàn ghế

+ Mỹ thuật: trám tượng, ….

Tên một số công nghệ khác mà em biết

+ Công nghệ luyện kim

+ Công nghệ đúc

+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa,….

Khám phá

Quan sát hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang – thép bằng bao nhiêu?

Thiết kế công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ, đưa ra dự đoán

Lời giải chi tiết:

Sau khi quan sát hình 3.2, nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện ra gang thép là từ 200 đến 1000 độ C

Câu hỏi tr 15

Khám phá

Quan sát hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử dụng trong hình a,b thuộc loại nào. Hãy mô tả nguyên lí đúc của mỗi công nghệ đó.

Thiết kế công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Công nghệ đúc trong hình 3.3 là

Đúc li tâm: điền đầy hợp kim lỏng vào khuôn quay. Nhờ lực ly tâm sinh ra khi quay sẽ làm hợp kim lỏng phân bố lên thành khuôn và đông đặc tại đó.

Đúc áp lực: kim loại lỏng được đưa vào khuôn bằng áp lực tương đối lớn thông qua 1 xi lanh-piston. Áp lực lớn, tốc độ nguội nhanh, sẽ cho sản phẩm với tổ chức sít chặt, hạt nhỏ mịn làm cho cơ tính và khả năng chịu mài mòn tăng đáng kể. Khí không kịp thoát ra ngoài và co ngót có thể tạo nên rỗ khí-khuyết tật thường có ở đúc áp lực, và được khắc phục bằng cách làm cho các rỗ khí nhỏ, phân bố đều trên bề mặt, để khi gia công cơ có thể cắt bỏ.

Câu hỏi tr 16

Khám phá

Quan sát và cho biết, hình 3.4 (a và b) mô tả công nghệ gia công cắt gọt nào?

Thiết kế công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Hình a là công nghệ gia công tiện

Hình b là công nghệ gia công phay

Câu hỏi tr 18

Khám phá

Quan sát và cho biết trên hình 3.6 (a và b) mô tả công nghệ hàn nào?

Thiết kế công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Hình a: mô tả công nghệ hàn áp lực

Hình b: mô tả công nghệ hàn nóng chảy

Luyện tập

Quan sát hình 3.7 và cho biết, có thể sử dụng những công nghệ nào trong lĩnh vực cơ khí để chế tạo sản phẩm trong hình

Thiết kế công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Hình a: có thể sử dụng công nghệ cắt gọt, công nghệ đúc để tạo ra sản phẩm

Hình b: có thể sử dụng công nghệ hàn, công nghệ đúc, công nghệ cắt gọt để tạo ra sản phẩm

Câu hỏi tr 19

Khám phá

Quan sát hình 3.8 hãy mô tả nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện

Lời giải chi tiết:

Nguyên lý hoạt động của một nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:

  1. Dòng nước với áp lực lớn chảy qua cổng kiểm soát đi vào bên trong nhà máy.
  2. Nước chảy mạnh làm quay tua bin của máy phát điện và tạo ra điện.
  3. Máy biến áp tạo ra dòng điện cao thế.
  4. Dòng điện cao thế sẽ được truyền qua đường dây cao áp về các thành phố.

Câu hỏi tr 20

Khám phá

Quan sát hình 3.9 và sắp xếp loại mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công nghệ điện – quang. Hãy gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Sắp xếp từ thấp đến cao

Năm 1879: bóng đèn sợi đốt

Năm 1934: đèn phóng điện

Năm 2006: đèn LED

Thứ tự các đèn được đánh số là

1: đèn sợi đốt

2: đèn huỳnh quang phòng điện

3: đèn LED

Câu hỏi tr 21

Khám phá

Quan sát hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử dụng công nghệ điện – cơ trong các hình a, b, c, d thuộc loại động cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Quạt điện: động cơ dạng quay

Van điện từ: động cơ dạng tịnh tiến

Rơ le: động cơ dạng tịnh tiến

Máy sấy tóc: động cơ dạng quay

Khám phá

Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong hình 3.11

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tế, logic

Lời giải chi tiết:

Mô tả theo từng giai đoạn

(1). Ô tô được lắp ráp các bộ phận bên ngoài như vỏ xe, lốp xe,… bằng máy móc

(2). Ô tô được đặt các linh kiện động cơ, gia công các cơ cấu truyền lực,… bằng máy móc

(3) . Ô tô được hoàn thiện và được đưa đến các đại lý và đến tay người dùng

Câu hỏi tr 22

Khám phá

Quan sát hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử nào thường sử dụng mạng truyền thông không dây

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình 3.12, các thiết bị điện tử thường thường sử dụng mạng truyền thông không dây là các thiết

bị kết nối.

VD: điện thoại, máy tính, laptop, các hệ thống điều khiển mạch IoT,….

Vận dụng

- Quan sát và kể tên các thiết bị trong gia đình em có sử dụng các công nghệ được nêu trong bài học

này

- Kể tên các công nghệ phổ biến khác mà em biết

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

- Các các thiết bị trong gia đình em có sử dụng các công nghệ được nên trong bài học này là

+ Công nghệ luyện kim: Tượng trang trí, nồi, chảo,….

+ Công nghệ đúc: Nồi gang, tượng trang trí,…

+ Công nghệ gia công cắt gọt: tay nắm cửa ra vào, …..

+ Công nghệ hàn: bàn học, ghế,…

+ Công nghệ điện quang: bóng đèn huỳnh quang, đèn led trang trí

+ Công nghệ điện – cơ: quạt máy, máy bơm,…

+ Công nghệ tự động hóa: Cửa ra vào, đèn hành lang,…

+ Công nghệ truyền không dây: tivi, laptop, máy tính, điện thoại,…

-------------------------------------

Trên đây VnDoc gửi tới bạn đọc bài viết Thiết kế và công nghệ 10 bài 3: Công nghệ phổ biến KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 KNTT, Toán 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chồn
    Chồn

    😏😏😏😏😏😏😏

    Thích Phản hồi 29/08/22
    • Lanh chanh
      Lanh chanh

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 29/08/22
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        🙀🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 29/08/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm