Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Lý 10 Bài 1: Chuyển động tròn CD

Giải Lý 10 Bài 1: Chuyển động tròn CD được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Mô tả chuyển động tròn

Câu hỏi 1 trang 106 SGK Lý 10 CD

Lấy các ví dụ trong thực tế và thảo luận xem chuyển động nào là chuyển động tròn.

Lời giải

+ Chuyển động tròn của cabin quanh trục quay.

+ Chuyển động tròn của đầu van xe đạp với trục quay bánh xe.

+ Chuyển động của 1 điểm trên cánh quạt quanh trục quay.

Câu hỏi 2 trang 108 SGK Lý 10 CD

Giải thích vì sao toàn bộ các mũi tên trên hình 1.5 đều được vẽ với độ dài như nhau.

Giải Lý 10 Bài 1

Lời giải

Các mũi tên có độ dài như nhau vì:

+ Vận tốc tại mọi điểm trên quỹ đạo tròn có độ lớn không đổi.

+ Vận tốc chỉ thay đổi hướng do vận tốc luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại mọi điểm.

Câu hỏi 3 trang 109 SGK Lý 10 CD

Dựa vào đơn vị SI của các đại lượng, hãy chứng tỏ tính đúng đắn của biểu thức (4) v = ω.r

Lời giải

Giả sử một vật đi hết một vòng tròn với thời gian T (s)

Ta có tốc độ góc của vật là: ω = \frac{2\pi }{T}\(\frac{2\pi }{T}\) thay vào (4) ta được:

v =\frac{2\pi }{T} .r\(\frac{2\pi }{T} .r\)

Theo đơn vị SI của các đại lượng:

+ T là thời gian đơn vị là giây (s)

+ r là bán kính đơn vị là mét (m)

+ 2π là hằng số

⇒ v = hằng số \frac{1}{s}\(\frac{1}{s}\).m = m/s

⇒ thỏa mãn đơn vị của vận tốc

II. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

Câu hỏi 4 trang 109 SGK Lý 10 CD

Lực gây ra gia tốc của chuyển động tròn đều có hướng như thế nào?

Lời giải

Lực gây ra gia tốc của chuyển động tròn đều có hướng vào tâm của quỹ đạo chuyển động tròn đều đó.

Giải Lý 10 Bài 1Câu hỏi 5 trang 110 SGK Lý 10 CD

Trong hình 1.8, ô tô muốn rẽ với đoạn đường cong rộng hơn và với tốc độ lớn hơn. Làm thế nào để người lái xe rẽ trái an toàn?

Lời giải

- Khi ô tô rẽ trái thì đường tác dụng 2 lực lên ô tô, lực thứ nhất là phản lực N vuông góc với mặt đường, lực này cân bằng với trọng lực P của ô tô. Vì vậy ô tô không có gia tốc theo phương thẳng đứng.

- Lực thứ hai là lực ma sát nghỉ F của bánh xe với mặt đường, lực ma sát không cân bằng với lực nào và đóng vai trò lực hướng tâm. Lực ma sát Fms = μN cần có độ lớn thỏa mãn F = \frac{mv^{2} }{r}\(\frac{mv^{2} }{r}\) để có thể rẽ trái an toàn với tốc độ v theo quỹ đạo có bán kính r mong muốn.

- Muốn rẽ trái với khúc cua rộng hơn và với tốc độ lớn hơn thì cần phải tăng độ lớn lực hướng tâm để giữ cho xe không bị văng ra khi vào cua, tức là phải tăng độ lớn lực ma sát. Khi đó có một số cách như sau:

+ Tăng khối lượng của xe.

+ Tăng hệ số ma sát (dùng loại lốp xe có độ bám dính mặt đường tốt hơn).

+ Tạo độ nghiêng cho mặt đường.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 1: Chuyển động tròn CD. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CD...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 10 Cánh Diều

    Xem thêm