Giải Lý 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí CTST

Giải Lý 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí CTST vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lý lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 12 SGK Lý 10 CTST

Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, học sinh cũng như các nhà khoa học cần phải lưu ý đến những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng?

Lời giải

Khi nghiên cứu và học tập Vật lí, ta cần phải:

- Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

- Quan tâm, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.

1. Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập vật lí

Câu 1 trang 12 SGK Lý 10 CTST: Quan sát hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.

Giải Lý 10 Bài 2

Lời giải

- Tác hại của chất phóng xạ: Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng cho chính bản thân và các thế hệ sau: đột biến gen, dị tật, dị dạng, mắc các bệnh về thần kinh…

- Lợi ích của chất phóng xạ:

+ Sử dụng y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.

+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.

+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu.

+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.

- Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:

+ Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

+ Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.

+ Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.

Câu hỏi 2 trang 13 SGK Lý 10 CTST: Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Giải Lý 10 Bài 2

Lời giải

Những điểm không an toàn:

- Người phụ nữ:

+ cắm/ rút điện sai cách do cầm vào dây điện dễ dẫn tới bị giật khi dây điện hở.

+ Sử dụng nước ngọt khi đang làm thí nghiệm.

- Người đàn ông:

+ tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện gây nguy cơ giật điện cao.

+ không đeo găng tay bảo hộ.

- Trên bàn có:

+ các dụng cụ sắc nhọn để lên dây điện dễ làm đứt dây điện gây chập cháy.

+ rác vứt không đúng nơi quy định.

+ các thiết bị dụng cụ không dùng cho thí nghiệm để lung tung.

Câu hỏi 3 trang 14 SGK Lý 10 CTST: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Lời giải

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:

- Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

- Chỉ cắm phích/ giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.

- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

- Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

- Sử dụng các thiết bị điện có các thông số định mức phù hợp với mục đích thí nghiệm.

Luyện tập trang 14 SGK Lý 10 CTST: Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm.

Giải Lý 10 Bài 2

Lời giải

Biển a Biển cách báo chất dễ cháy: Tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm tránh nổ.

Biển b Biển cảnh báo hóa chất độc hại: Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm.

Biển c Biển cảnh báo nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật.

Biển d Biển cảnh báo chất phóng xạ: Cần đảm bảo an toàn khi lại gần hoặc sử dụng chất phóng xạ.

Biển e Đồ bảo hộ giúp bảo vệ người làm thí nghiệm tránh các rủi ro khi làm việc với các hóa chất hoặc chất dễ cháy làm mất an toàn đến sức khỏe con người,

Biển f Kính bảo hộ giúp bảo vệ mắt, tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt.

Biển g Đeo găng tay khi làm thí nghiệm tránh việc hóa chất dính vào tay làm ăn mòn da.

Vận dụng trang 14 SGK Lý 10 CTST: Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm vật lí.

Lời giải

Giải Lý 10 Bài 2

2. Bài tập trang 14 SGK Lý 10 CTST

Bài 1 trang 14 SGK Lý 10 CTST: Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.

Lời giải

Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ:

- Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ:

Để giảm thời gian tiếp xúc, nhân viên phải thạo nghề, thạo việc. Muốn vậy, họ phải luyện tập thao tác rất thành thạo và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc có tiếp xúc với phóng xạ.

- Tăng khoảng cách từ nguồn tới người làm việc:

Do cường độ bức xạ giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên để tăng khoảng cách người ta thường dùng các biện pháp như: sử dụng cặp dài, các thiết bị thao tác từ xa. Trong những cơ sở đặc biệt có nguồn phóng xạ hoạt tính cao thường dùng người máy hoặc các thiết bị có khả năng điều khiển tự động.

- Che chắn phóng xạ:

Khi không thể kéo dài khoảng cách hơn nữa hoặc chỉ biện pháp dùng khoảng cách không đủ, người ta dùng các tấm chắn để hạn chế bị chiếu xạ. Nguyên liệu dùng để che chắn: với tia X và tia gamma, nguyên liệu che chắn tốt nhất là chì. Với bức xạ beta có thể dùng thuỷ tinh thường, thuỷ tinh hữu cơ pha chì, chất dẻo, nhôm. Suất liều và các dạng bức xạ quyết định việc lựa chọn nguyên liệu và chiều dày lớp che chắn.

- Văn phòng, nơi làm việc của nhân viên. Dùng vật liệu đặc biệt để bảo vệ trong các phòng làm việc với các chất phóng xạ: Chiều dày của tường, sàn, trần nhà, cửa ra vào phòng phải được tính toán để che chắn bức xạ nhằm đảm bảo giữ liều chiếu ở mức giới hạn. Tường không gồ ghề, sàn nhà cần phải nhẵn, phủ một lớp không thấm nước, dễ tẩy xạ. Nước đầy đủ, hệ thống thải tốt, xử lý chất thải. Mặt bàn phải làm từ vật liệu không hấp thụ chất phóng xạ, bằng phẳng, không có vết rạn, kẽ nứt, dễ tẩy xạ. Tốt nhất là dùng thép không rỉ, kính, gạch sứ, men, nhựa PE cũng là những vật liệu tốt.

- Xử lý chất thải phóng xạ:

+ Các chất thải rắn như kim tiêm, các đồ thủy tinh vỡ được thu gom trong các bao bì bằng chất dẻo, bao bì này đặt trong thùng bằng kim loại, thùng được đóng mở bằmg chân. Hàng ngày bao bì được đưa vào vị trí có che chắn và bảo vệ chờ phân rã phóng xạ đến mức nhỏ hơn quy định mới đưa ra môi trường như rác thải thông thường.

+ Chất thải lỏng như các dung dịch DCPX thừa, nước ngâm rửa dụng cụ, chất thải của bệnh nhân dùng DCPX (phân, nước tiểu, đờm...) phải được thu gom cho chảy vào một trong 2 bể ngầm không thông nhau có độ kín cần thiết để chất lỏng không thấm ra ngoài, đủ che chắn bức xạ theo quy định, có mái che mưa, dung tích đủ cho phép lưu giữ chất thải lỏng trong thời gian cần thiết.

- Các biện pháp bảo vệ cá nhân:

+ Khi làm việc với phóng xạ phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì, tạp dề chì cho phù hợp với từng loại công việc. Có biện pháp bảo vệ các cơ quan nhạy cảm với phóng xạ.

+ Không dùng mồm hút pipet phóng xạ.

+ Không hút thuốc, ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc nơi có chứa phóng xạ.

+ Trước khi ra khỏi nơi làm việc với phóng xạ, phải kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ ở tay, quần áo. Người bị nhiễm bẩn phóng xạ phải tẩy xạ theo quy định.

+ Tẩy xạ cá nhân và tẩy xạ môi trường.

+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Bài 2 trang 14 SGK Lý 10 CTST: Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng. Hãy tìm hiểu các bất thường và hiểm nguy mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp.

Lời giải

Các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm không gian có thể chịu các hiện tưởng bất thường và hiểm nguy là:

- Sống trong môi trường không trọng lực mọi vật sẽ trôi nổi không cố định cho nên các phi hành gia rất khó đi lại, ăn uống, vệ sinh cá nhân.

- Các nhà du hành vũ trụ rất khó có một giấc ngủ tốt bởi vì chu kì ngày và đêm bình thường bị thay đổi.

- Không bị ảnh hưởng bởi trọng trường như trên Trái Đất, cột xương sống của bạn sẽ mở rộng và giúp bạn cao nhanh hơn, thường là khoảng từ 5 đến 8 cm. Việc tăng thêm chiều cao cũng đem đến cho bạn một vài rắc rối, như bệnh đau lưng hay đau thần kinh.

- Phóng xạ vũ trụ có thể khiến mắt bị đục thủy tinh thể.

- Các phi hành gia phải giao tiếp với nhau bằng sóng radio.

- Buồn nôn, đau đầu, kém tập trung là những bệnh thường thấy ở các nhà du hành. Hiện tượng sung huyết và có thể gây ra cảm giác choáng váng, mất khả năng cảm nhận mùi, vị.

- Bộ não của con người có thể bị phình ra trong điều kiện không trọng lực.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí CTST. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Lý 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Hóa học 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 637
Sắp xếp theo

    Vật lý 10 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm