Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Văn mẫu lớp 10: Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và giới thiệu cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Dàn ý Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Bia đá vẫn mòn”: Tấm bia đá cứng chắc, người ta khắc tên tưởng nhớ trên đó nhưng thời gian trôi qua tấm bia ấy bị bào mòn.

“Bia miệng vẫn còn trơ trơ”: có những sự việc, những tên tuổi của con người không khắc, không ghi vào bia nhưng vẫn còn mãi như mới hôm nào qua lời kể, lời truyền miệng của con người từ đời này sang đời khác.

Câu ca dao khuyên nhủ con người ta bài học: Phải sống đẹp, sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng sống thấp hèn để đến khi mất đi trên thế gian tiếng xấu mãi vẫn không phai mờ.

b. Phân tích

Mỗi con người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với những hành động đúng đắn nhất để bản thân không phải hối tiếc và sau này để lại cho đời tiếng thơm.

Khi chúng ta sống đúng, sống đẹp, chúng ta sẽ được người đời yêu quý, kính trọng, tin tưởng, từ đó, tiếng thơm sẽ vang xa ngay cả khi con người ta còn sống.

Nếu tất cả co người trong xã hội đều sống đẹp, sống tốt thì xã hội này sẽ lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp hơn, chúng ta sẽ có được môi trường sống tốt hơn.

Việc sống lỗi, sống sai không chỉ mang đến cho con người những tổn hại, sự day dứt trong tâm hồn, bị người đời xa lánh, mất niềm tin mà chúng còn để lại tiếng xấu ngay cả khi chúng ta lìa xa cõi đời.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống đẹp, sống có ích để lại tiếng thơm cho đời để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống lỗi, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, sẵn sàng làm những việc xấu xa để trục lợi. Lại có những người cố ý tỏ ra tốt bụng, làm những việc che mắt người khác để được tin tưởng, trọng dụng,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu ca dao “Trăm năm bia đá vẫn mòn/Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu câu ca dao và khái quát ý nghĩa của câu ca dao: Câu ca dao “Trăm năm bia đá vẫn mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” mang ý nghĩa khuyên răn con người ta trong lời ăn tiếng nói

2. Thân bài

-Giải thích ý nghĩa của câu ca dao

Ý nghĩa khuyên răn con người cần ăn nói có văn hóa: Ăn nói có văn hóa đã trở thành một chuẩn mực trong giao tiếp xã hội

Ý nghĩa nhắc nhở về lối văn hóa giao tiếp ngày nay: Câu ca dao không chỉ là lời nhắc nhở và cảnh tỉnh lối giao tiếp của chúng ta mà còn đề cập tới phong cách giao tiếp ngày nay

Ý của lời ăn tiếng nói hàng ngày: Những lời nói hàng ngày của chúng ta tuy đơn giản vậy thôi nhưng thực ra đều mang ý nghĩa lớn lao

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của câu ca dao: Câu ca dao có ý nghĩa sâu sắc và tác động mạnh mẽ tới ý thức văn hóa giao tiếp của người dân Việt Nam.

Văn mẫu Giải thích câu ca dao:“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 1

Mỗi người đều bắt đầu cuộc đời với sự ngây ngô của một đứa trẻ. Nhưng khi trưởng thành, ai cũng phải tự viết nên câu chuyện cuộc đời mình. Câu ca dao "Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" là một lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về cách sống của con người. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là sống được bao lâu, mà là sống đẹp và để lại dấu ấn đẹp đẽ cho đời sau. Chúng ta sống trong một thế giới đầy rẫy những áp lực và thách thức, và đôi khi điều đó có thể khiến ta bị lạc lối và quên đi giá trị thực sự của cuộc sống. Để in dấu chân mình trên con đường đời, ta có thể bắt đầu bằng cách trân trọng và tôn trọng bản thân mình. Ta cần tự tin và kiên trì trong việc theo đuổi những giá trị và mục tiêu của mình, và không bao giờ bỏ cuộc trước những thử thách và khó khăn. Đồng thời, ta cũng cần quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh mình, và để lại những hình ảnh đẹp đẽ về mình trong cuộc sống của họ. Cuối cùng, chúng ta cần có tầm nhìn xa và suy nghĩ đến tương lai bởi tương lai của mình là do mình quyết định. Chắc hẳn mọi người đều biết đến câu chuyện thầy giáo của Edison từng mắng ông là “dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì”. Và sau này thứ mà chúng ta nhìn thấy chính là một nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử nhân loại với cái tên Thomas Edison. Cuộc đời của mỗi con người giống như một cuốn tiểu thuyết, hãy cùng viết nên những dấu ấn ý nghĩa và tốt đẹp lên từng chương cuộc đời bạn nhé!

“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 2

Là con người sống trong xã hội, chúng ta cần phải sống sao cho đúng đạo làm người, đừng vì vật chất xa hoa làm hoen ố danh dự của mình, bởi “tiếng dữ đồn xa”, đã làm điều xấu thì không thể tránh khỏi miệng đời mai mỉa. Câu ca dao:

Trăm năm bia đá vẫn mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Lời ca dao nêu lên một hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống: Tấm bia đá kia rất cứng chắc, người ta khắc tên tưởng nhớ người thân trên bia. Nhưng thời gian trôi qua tấm bia ấy bị bào mòn và tên tuổi người xưa cũng mờ theo năm tháng. Nhưng có những sự việc, những tên tuổi của những con người không ai khắc tên, không ghi vào bia, mà việc ấy, những con người ấy vẫn còn mãi như mới hôm nào qua lời kể, lời truyền miệng của con người từ đời này sang đời khác. Bia miệng của người đời có giá trị thật lâu dài. Câu ca dao đưa lên vấn đề ấy nhằm nhắc nhở chúng ta một bài học: Phải sống đẹp, sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng sống thấp hèn để đến khi mất đi trên thế gian tiếng xấu mãi vẫn không phai mờ.

Lời nhắc nhở trong câu ca dao quý giá vô ngần. Từ xưa đến nay, vạn vật đều có sinh có tử, không ai bất tử bao giờ. Lúc còn sống, chúng ta có người giàu, kẻ nghèo, người tốt, kẻ dở, người hơn kẻ thua... Thế nhưng khi chết đi thì ai cũng chỉ có cái xác không hồn. Ta sẽ không còn gì về vật chất, thân xác mình sẽ trở về với cát bụi. Có còn chăng là mặt tinh thần, tiếng tăm của bản thân. Nếu chúng ta sống “đẹp” thì tiếng thơm lưu truyền mãi ngàn năm, sống “không đẹp” thì suốt đời tiếng xấu vẫn còn, bởi “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Đây cũng là quy luật tự nhiên. Nhìn lại những trang sử đã qua của dân tộc, chúng ta vô cùng tự hào trước lời nói hiên ngang bất khuất của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Càng tự hào kính phục những tấm gương anh hùng Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ta càng thấy tức giận và hổ thẹn cho Lê Chiêu Thống với cái tiếng để đời “Cõng rắn cắn gà nhà”, rước giặc Thanh sang xâm chiếm nước ta, Nguyễn Ánh cầu viện thực dân Pháp, “rước voi giày mả tổ”. Hay Tự Đức “bế quan tỏa cảng” làm cho đất nước lạc hậu. Những con người ấy giờ đây thân xác đâu còn nữa mà miệng đời vẫn còn mãi không thôi. Những việc làm của họ để lại nỗi nhục cho dân tộc Việt Nam. Cho nên họ phải chịu sự phê phán, trách móc, lên án của người đời. sống ở trên đời tiền bạc của cải quả là quan trọng, có nó con người mới sống sung sướng đầy đủ. Nhưng cao hơn những thứ của cải quý giá là phẩm chất, danh dự của con người, là tiếng tốt để đời vĩnh cửu. “Cái cò” trong lời ca dao Con cò mà đi ăn đêm đã làm sáng lên tấm gương ấy. Trước cái chết cò con van xin:

Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò đã cố gắng muốn giữ sự trong sạch thanh cao cho cháu con tự hào về mình. Chúng ta, là con người, ắt phải biết suy nghĩ, biết nhận thức. Vậy ta “thà tốt danh hơn lành áo” để bia miệng của người đời nhắc đến ta bằng những lời tốt đẹp. Đó chẳng phải là gia tài quý có giá trị muôn đời cho con cháu hay sao? Câu ca dao thật sự là bài học sáng giá cho mỗi chúng ta.

Càng suy nghĩ ta càng thâm thìa rằng câu ca dao là động lực giúp ta phát huy mặt tốt, hạn chế mặt xấu để ngày càng sống tốt đẹp hơn, xã hội, đất nước sẽ tiến bộ hơn. Do đó từ nhỏ ta phải xây dựng cho mình một lối sống đẹp, sống làm sao để khi trưởng thành và cả đến lúc chết đi mọi người còn nhớ đến ta với những điều tốt đẹp. Có như thế ta mới không hổ thẹn với con cháu sau này. Nếu ai cũng hiểu được như vậy thì xã hội sẽ ngày một tốt đẹp thêm hơn.

Câu ca dao là lời nhắn nhủ chân tình của người xưa đối với chúng ta. Càng nghĩ ta càng cố gắng rèn luyện mình tốt hơn. Phải sống sao cho khi chết đi không còn hối hận điều gì, bởi mình chưa sống đúng ý nghĩa của một con người. Ta phải sống tốt để không phải mang bia miệng làm tủi lòng ông bà, cha mẹ và cả con cháu sau này.

“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 3

Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đã được lưu giữ lại và truyền đời bằng những câu ca dao, tục ngữ hay lời ăn tiếng nói hàng ngày. Câu ca dao “Trăm năm bia đá vẫn mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” mang ý nghĩa khuyên răn con người ta trong lời ăn tiếng nói hàng ngày phải biết ăn nói cho đúng chuẩn mực, bởi lời nói sẽ có ý nghĩa tới muôn đời.

Ăn nói có văn hóa đã trở thành một chuẩn mực trong giao tiếp xã hội, cách giao tiếp sao cho lịch sự sẽ tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho mỗi người, và không chỉ có ý nghĩa ngay khi đó mà những giá trị của nó còn được lưu truyền sâu xa hơn nữa. Bia đá khi trải qua mấy nghìn năm sương gió cũng phải hao mòn đi nhưng những lời nói của chúng ta thì sẽ vẫn còn đó, tồn tại mãi mãi chứ không hao mòn hay mất đi. Chúng ta nên nói lời hòa nhã, hợp với lòng người chứ không nên tùy tiện văng ra những lời nói miệt thị, thiếu văn hóa, xúc phạm tới mọi người.

Các cụ cũng có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là vì vậy, tránh gây cho người khác những tổn thương, mất mát hay khó khăn vì những lời nói của mình. Câu ca dao không chỉ là lời nhắc nhở và cảnh tỉnh lối giao tiếp của chúng ta mà còn đề cập tới phong cách giao tiếp ngày nay, trình độ học vấn ngày nay có thể cao hơn, nhưng trình độ về văn hóa giao tiếp có thể không bằng những thời trước. Chúng ta đang sống trong xã hội ngày càng hiện đại hóa, các công nghệ tiên tiết, thiết bị hiện đại đang là rào cản cho việc giao tiếp của chúng ta, chúng ta ngày càng ít giao tiếp bằng lời nói với nhau, điều đó làm hạn chế đi những kỹ năng giao tiếp khéo léo, cách ứng xử tế nhị của mọi người.

Dần dần chúng ta đang làm phai mờ đi những cách giáo dục về giao tiếp và đối nhân xử thế ở con trẻ, rồi lớn lên chúng có những kiểu giao tiếp không mấy thiện cảm với mọi người. Những lời nói hàng ngày của chúng ta tuy đơn giản vậy thôi nhưng thực ra đều mang ý nghĩa lớn lao, người dân Việt Nam ta thường quan trọng lời ăn tiếng nói, bởi vậy mới có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chúng ta phải học hỏi, tiếp thu những cái hay, lời nói tốt đẹp để thu phục lòng người, tạo ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người và để hình ảnh đẹp đó của mình được lưu truyền mãi về sau này.

Câu ca dao có ý nghĩa sâu sắc và tác động mạnh mẽ tới ý thức văn hóa giao tiếp của người dân Việt Nam, chúng ta cần trân trọng và coi đây là một bài học quý báu, nhắc nhở bản thân và mọi người, giáo dục con cái, hướng đến một xã hội Việt Nam với những lời nói tốt đẹp được lưu truyền và trường tồn mãi với thời gian.

“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 4

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam ông cha ta để lại vô vàn những câu tục ngữ, ca dao để khuyên bảo và răn đe con người trong cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp hàng ngày, người ta có câu “lời nói chẳng mất tiền mua/“lời nói chẳng mất tiền mua”, chẳng ai đánh thuế hay bắt ép bạn phải dùng tiền hay vật chất để mua lời nói, vì thế sao không dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau, khi chết đi thân xác không còn với thời gian nhưng lời nói của bạn thì khiến người ta nhớ tới từ đời này sang đời khác.

Ông bà ta có câu “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải nói đúng chuẩn mực, bởi thông qua lời nói, cách giao tiếp, ứng xử của bạn là cách đánh giá phẩm chất, nhân phẩm của mình.

Cách ăn nói của bạn chính là tiêu chuẩn để để đánh giá và bình phẩm về con người bạn. câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải ăn nói sao cho chuẩn mực, lịch sự, phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh nhất định.

Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là qua trải qua hàng trăm năm của lịch sự, do yếu tố tự nhiên và khí hậu làm cho bia đá bị mòn và phai dần, còn những câu nói của bạn, dù trải qua hàng ngàn năm thì nó không bị mất đi mà còn tồn tại từ thời đại này sang thời đại khác. Nhưng đằng sau câu tục ngữ đó là cả một ý nghĩa sâu sắc, đó là khuyên răn chúng ta khi nói ra những lời nào thì hãy “uốn lưỡi 9 lần rồi nói” nghĩa là phải cân đo đem đếm xem phải nói với người khác như thế nào, bắt đầu ra sao, nên nói trong những trường hợp nào. Vì thế câu tục ngữ chính là lời dạy bảo con cháu ăn nói sao cho họp lòng người khác, không làm họ bị tổn thương, nhưng phải nói đúng sự thật, không được nói phét, nịnh hot, làm biến chất câu chuyện, nếu như thế chỉ làm cho họ thấy ghét bạn hơn mà thôi.

“Tôm chết để hùm, người chết để tiếng”

Khi chết đi con” tôm” thường để lại cái “hùm” của mình, đó là đặc tính và đặc điểm của loài này, còn con người khi chết đi con người không còn gì hết, tất cả được phân hủy, chỉ còn lời nói, tiếng tăm, hình ảnh của bạn là được người đời nhớ đến. Còn thân xác của bạn thì bị biến mất theo thời gian, nếu còn sống bạn ăn ở tốt và hiền lành thì khi chết đi, bạn được mọi người tôn trọng và tiếc nuối, ngược lại nếu còn sống bạn ăn ở độc ác, không coi trọng ai hết, khi chết đi bạn bị người đời chửi rủa và khinh thường.

Câu tục ngữ giúp chúng ta thức tỉnh và nhận thức được tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hằng ngày, một người có trí thức, được ăn học đàng hoàng và đầy đủ thì chắc chắn lời ăn tiếng nói của người ta cũng khác so với những người học ít.

Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển một cách rầm rộ như hiện nay, thay vì việc người ta giao tiếp, nói chuyện với nhau một cách trực tiếp thì giờ đây thông qua facbook, các trang mạng xã hội, con người có thể trò chuyện với nhau ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không cần gặp mặt. Chính điều này đã làm mất đi tính chân thật và ý nghĩa thực sự của lời nói, nhưng cũng không thể phủ nhận sự quan trọng và hữu ích của công nghệ.

Câu tục ngữ là bài học, là lời khuyên bảo mà ông cha ta muốn truyền đạt lại cho con cháu, dạy dỗ và thức tỉnh chúng ta phải ăn nói lịch sự, đoàng hoàng để mình vừa được tiếng mà người nghe cũng cảm thấy vui tai và hạnh phúc, lời nói có thêm bị thêm bớt khi truyền từ người này đến người kia, nhưng nhìn chung là xấu dần đều, vì thế khi nói vấn đề gì chúng ta hãy thật cẩn thận.

“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 5

Trong truyền thống của dân tộc ta đã có rất nhiều những câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhiều câu cũng có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, như lời ăn tiếng nói của con người, câu thơ trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ đã có ý nghĩa khuyên răn con người cần học ăn học nói cho đúng chuẩn mực bởi lời nói có ý nghĩa vang vọng và lưu truyền muôn đời.

Những câu tục ngữ trên đã có ý nghĩa khuyên răn con người cần ăn nói cho có văn hóa và đó là một lịch sự trong những cách giao tiếp của con người, những cách giao tiếp đó đã tạo nên những ấn tượng rất sâu sắc cho mỗi con người, nhiều hình ảnh của nó đã vang vọng và mang một ý nghĩa sâu xa. Câu thơ trên nghĩa đen muốn nói tới việc những bia đá trải qua mấy ngàn năm cũng bị mờ và phai nhạt màu đi, nhưng những câu nói từ miệng ra thì nó vẫn còn ở đó không bao giờ mất đi, những câu thư này ý nghĩa sâu xa muốn nhắn nhủ đến mỗi chúng ta cần ăn nói những lời nói hay và hợp lòng người không nên nói những lời nói làm tổn thương người khác, nó có thể sẽ là một điều mà khó khăn và làm cho con người bị mắc kiệt trong những lời nói đó vì vậy hãy nói những lời nói hợp với lòng người, không nên thích gì nói đấy các cụ xưa đã từng dạy phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói.

Câu nói trên không chỉ giúp cho chúng ta cảnh tỉnh và thay đổi được cách giao tiếp của chính mình mà nó đã nhắc nhở chúng ta phần nào về lối văn hóa ngày nay, khi mỗi con người được học tập một cách nghiêm túc và đàng hoàng thì những lời nói được nói ra lại không bằng những con người ở những thời kì trước, trình độ học vấn của họ thấp hơn chúng ta nhưng cách họ nói chuyện tế nhị và thu hút được lòng người. Ngày nay khi xã hội này càng phát triển những công nghệ tiên tiến hiện đại đã làm cho con người bớt những giây phút giao tiếp miệng chủ yếu chúng ta thấy chát qua facebook, zalo, nhắn tin qua những phương tiện này nhiều dần dần sẽ làm cho chúng ta mất đi khả năng giao tiếp khéo néo, bởi chúng ta chỉ dùng những từ ngữ ngắn gọn và không có nội dung rõ ràng câu chuyện mang tính chất xã hội, trêu đùa nhiều hơn, chính vì vậy ngôn ngữ khoa học ít được sử dụng, ngày nay chúng ta thấy ở hầu hết những người học sinh, cách đối nhân xử thế và cách giao tiếp không thu phục được lòng người.

Bia đá cũng có thể mòn nhưng những lời nói mà chúng ta sẽ lưu truyền mãi mãi những lời nói hay sẽ được lưu truyền trong tâm trí của mỗi người đó là những khoảnh khắc tốt đẹp còn những lời nói cay độc khắc sâu tới con người tới vài trăm năm nó được truyền miệng từ người này sang đời khác có khi chết đi câu đó vẫ tiếp diễn được lưu truyền. Chính vì những yếu tố trên mà dân tộc ta đã có những câu tục ngữ đó, câu đó đã nhắc nhở chúng ta cần ăn nói cho có đạo đức, và nói những lời nói hay, nhiều câu tục ngữ cũng nói về vấn đề này, “lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay là “ người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Chính những điều đó đã làm cho mọi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ mà chúng ta nói ra.

Những ngôn ngữ hàng ngày chúng ta sử dụng có ý nghĩa rất lớn, người dân Việt Nam thường có câu “ học ăn học nói học gói học mở” chính vì vậy chúng ta phải học nói những ngôn ngữ hay và thu phục lòng người, chứ không phải chúng ta cứ nói ra thế là xong, tất cả đó là một nghệ thuật trong vấn đề giao tiếp, những câu đó đã tác động đến mỗi chúng ta khi ngôn ngữ và lời ăn tiếng nói hàng ngày có ý nghĩa rất lớn. Đối với một người khi nói những lời nói hay, và hợp tình hợp lý nó sẽ được mọi người biết đến rằng người đó nói hay và ăn nói dịu dàng. Ngược lại có những người chỉ nói những câu nói cục cằn không hay thì tất cả hai người đó khi mất đi vẫn mãi được lưu truyền nhưng người ăn nói nhẹ nhàng sẽ được ca ngợi, còn người kia bị phê phán sâu sắc.

“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Mẫu 6

Những câu tục ngữ luôn là những bài học đáng quý mà ông cha ta để lại cho đời sau. Câu tục ngữ trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ có ý nghĩa khuyên răn con người cần học ăn học nói cho đúng chuẩn mực bởi lời nói có ý nghĩa vang vọng và lưu truyền muôn đời.

Trong truyền thống của dân tộc ta đã có rất nhiều những câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhiều câu cũng có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, như lời ăn tiếng nói của con người, câu thơ trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ đã có ý nghĩa khuyên răn con người cần học ăn học nói cho đúng chuẩn mực bởi lời nói có ý nghĩa vang vọng và lưu truyền muôn đời.

Những câu tục ngữ trên đã có ý nghĩa khuyên răn con người cần ăn nói cho có văn hóa và đó là một lịch sự trong những cách giao tiếp của con người, những cách giao tiếp đó đã tạo nên những ấn tượng rất sâu sắc cho mỗi con người, nhiều hình ảnh của nó đã vang vọng và mang một ý nghĩa sâu xa. Câu thơ trên nghĩa đen muốn nói tới việc những bia đá trải qua mấy ngàn năm cũng bị mờ và phai nhạt màu đi, nhưng những câu nói từ miệng ra thì nó vẫn còn ở đó không bao giờ mất đi, những câu thư này ý nghĩa sâu xa muốn nhắn nhủ đến mỗi chúng ta cần ăn nói những lời nói hay và hợp lòng người không nên nói những lời nói làm tổn thương người khác, nó có thể sẽ là một điều mà khó khăn và làm cho con người bị mắc kiệt trong những lời nói đó vì vậy hãy nói những lời nói hợp với lòng người, không nên thích gì nói đấy các cụ xưa đã từng dạy phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói.

Câu nói trên không chỉ giúp cho chúng ta cảnh tỉnh và thay đổi được cách giao tiếp của chính mình mà nó đã nhắc nhở chúng ta phần nào về lối văn hóa ngày nay, khi mỗi con người được học tập một cách nghiêm túc và đàng hoàng thì những lời nói được nói ra lại không bằng những con người ở những thời kì trước, trình độ học vấn của họ thấp hơn chúng ta nhưng cách họ nói chuyện tế nhị và thu hút được lòng người. Ngày nay khi xã hội này càng phát triển những công nghệ tiên tiến hiện đại đã làm cho con người bớt những giây phút giao tiếp miệng chủ yếu chúng ta thấy chát qua facebook, zalo, nhắn tin qua những phương tiện này nhiều dần dần sẽ làm cho chúng ta mất đi khả năng giao tiếp khéo néo, bởi chúng ta chỉ dùng những từ ngữ ngắn gọn và không có nội dung rõ ràng câu chuyện mang tính chất xã hội, trêu đùa nhiều hơn, chính vì vậy ngôn ngữ khoa học ít được sử dụng, ngày nay chúng ta thấy ở hầu hết những người học sinh, cách đối nhân xử thế và cách giao tiếp không thu phục được lòng người

Bia đá cũng có thể mòn nhưng những lời nói mà chúng ta sẽ lưu truyền mãi mãi những lời nói hay sẽ được lưu truyền trong tâm trí của mỗi người đó là những khoảnh khắc tốt đẹp còn những lời nói cay độc khắc sâu tới con người tới vài trăm năm nó được truyền miệng từ người này sang đời khác có khi chết đi câu đó vẫ tiếp diễn được lưu truyền. Chính vì những yếu tố trên mà dân tộc ta đã có những câu tục ngữ đó, câu đó đã nhắc nhở chúng ta cần ăn nói cho có đạo đức, và nói những lời nói hay, nhiều câu tục ngữ cũng nói về vấn đề này, “lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay là “ người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Chính những điều đó đã làm cho mọi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ mà chúng ta nói ra.

Những ngôn ngữ hàng ngày chúng ta sử dụng có ý nghĩa rất lớn, người dân Việt Nam thường có câu “ học ăn học nói học gói học mở” chính vì vậy chúng ta phải học nói những ngôn ngữ hay và thu phục lòng người, chứ không phải chúng ta cứ nói ra thế là xong, tất cả đó là một nghệ thuật trong vấn đề giao tiếp, những câu đó đã tác động đến mỗi chúng ta khi ngôn ngữ và lời ăn tiếng nói hàng ngày có ý nghĩa rất lớn. Đối với một người khi nói những lời nói hay, và hợp tình hợp lý nó sẽ được mọi người biết đến rằng người đó nói hay và ăn nói dịu dàng. Ngược lại có những người chỉ nói những câu nói cục cằn không hay thì tất cả hai người đó khi mất đi vẫn mãi được lưu truyền nhưng người ăn nói nhẹ nhàng sẽ được ca ngợi, còn người kia bị phê phán sâu sắc.

Những câu nói đó đã tác động mạnh mẽ đến những ý thức của con người Việt Nam, chúng ta cần phải coi câu tục ngữ trên là một bài học quý báu để nhắc nhở bản thân cần nói những ngôn ngữ hay và hợp lòng người, những lời nói của chúng ta nói ra sẽ dai dẳng đến thời gian dài vì vậy hãy cẩn thận với những gì mà mình nói ra.

-----------------------

VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 3 bài văn mẫu về giải thích câu ca dao Trăm năm bia đá vẫn mòn, Ngàn năm bia miêng vẫn còn trơ trơ. Qua đây bạn đọc có thể hiểu được nội dung của câu ca dao và nắm được những ý chính để xây dựng bài viết cho mình. Bạn đọc cần khái quát được nội dung ý nghĩa của câu ca dao. Trăm năm bia đá vẫn mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” mang ý nghĩa khuyên răn con người ta trong lời ăn tiếng nói. Câu ca dao khuyên răn con người ta cần ăn nói có văn hóa: Ăn nói có văn hóa đã trở thành một chuẩn mực trong giao tiếp xã hội. Nhắc nhở mọi người về văn hóa giao tiếp ngày nay, câu ca dao không chỉ là lời nhắc nhở và cảnh tỉnh lối giao tiếp của chúng ta mà còn đề cập tới phong cách giao tiếp ngày nay. Những lời nói hàng ngày của chúng ta tuy đơn giản vậy thôi nhưng thực ra đều mang ý nghĩa lớn lao. Câu ca dao muốn nói với chúng ta rằng phải sống đẹp, sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng sống thấp hèn để đến khi mất đi trên thế gian tiếng xấu mãi vẫn không phai mờ. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều ý tưởng và tài liệu để viết bài văn cho riêng mình nhé.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm