Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Lý 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng KNTT

Giải Vật lý 10 Kết nối tri thức Bài 17

Giải Lý 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giải Vật lý 10 Kết nối tri thức bài 17 dưới đây nhé.

I. Trọng lực

Câu hỏi trang 69 SGK Lý 10 KNTT

Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 1 N.

Giải Lý 10 Bài 17 KNTT

a) Tính trọng lượng và khối lượng của vật. Lấy g ≈ 9,8 m/s2.

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (xem vật là chất điểm).

Lời giải

a)

- Trọng lượng của vật là độ lớn của lực có giá trị là 1 N.

- Khối lượng m của vật thỏa mãn công thức: P = m.g => m = \frac{P}{g}\(\frac{P}{g}\) = \frac{1}{9,8}\(\frac{1}{9,8}\) ≈ 0,1kg

b) Có 2 lực tác dụng lên vật đó là: Trọng lực \vec{P}\(\vec{P}\) và lực đàn hồi \vec{F_{dh} }\(\vec{F_{dh} }\) của lò xo.

Giải Lý 10 Bài 17 KNTT

Câu hỏi trang 70 SGK Lý 10 KNTT

Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là 9,80 m/s2, ta được P = 9,80 N. Nếu đem vật này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do 9,78 m/s2 thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu?

Lời giải

- Khối lượng m của vật thỏa mãn công thức:

P = m.g => m = \frac{P}{g}\(\frac{P}{g}\) = \frac{9,80}{9,80}\(\frac{9,80}{9,80}\) = 1kg

- Khối lượng của vật không đổi khi thay đổi vị trí.

- Trọng lượng của vật tại nơi có gia tốc 9,78 m/s2 là:

P' = m.g' = 1.9,78 = 9,78N

II. Lực căng

Câu hỏi 1 trang 71 SGK Lý 10 KNTT

Một bóng đèn có khối lượng 500 g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng.

a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn.

b) Tính độ lớn của lực căng.

c) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó có bị đứt không?

Lời giải

a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn: trọng lực và lực căng dây.

Giải Lý 10 Bài 17 KNTT

b) Đổi 500 g = 0,5 kg

Bóng đèn đang ở trạng thái cân bằng nên lực căng có độ lớn bằng trọng lực và bằng:

T = P = m.g = 0,5.9,8 = 4,9 N

c) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó không bị đứt. Vì lực kéo tác dụng vào dây vẫn nhỏ hơn lực căng giới hạn (4,9 N < 5,5 N).

Câu hỏi 2 trang 71 SGK Lý 10 KNTT

Một con khỉ biểu diễn xiếc. Nó dùng tay nắm vào dây để đứng yên treo mình như Hình 17.7. Hãy cho biết trong hai lực căng xuất hiện trên dây (\vec{T_{1} }\(\vec{T_{1} }\)\vec{T_{2} }\(\vec{T_{2} }\)), lực nào có độ lớn lớn hơn. Tại sao?

Giải Lý 10 Bài 17 KNTT

Lời giải

Do con khỉ đang đứng yên treo mình nên có thể coi nó đang ở trạng thái cân bằng.

Các lực theo các phương Ox và Oy sẽ cân bằng với nhau.

Chiếu hai lực căng xuống phương của trục Ox ta được:

T1.cos14° = T2.cos20°

Do cos14° < cos20° => T1 > T2

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng KNTT. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Vật lý 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm