Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Lý 10 Bài 24: Công suất KNTT

Giải Lý 10 Bài 24: Công suất KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung giải Vật lý 10 Kết nối tri thức bài 24 dưới đây nhé.

I. Khái niệm công suất

Hoạt động trang 96 SGK Lý 10 KNTT

Hai anh công nhân dùng ròng rọc để kéo xô vữa lên các tầng cao của một công trình xây dựng. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy xác định xem ai là người thực hiện công nhanh hơn. Lấy g = 10 m/s2.

Giải lý 10 Bài 24 KNTT

Lời giải

Lực phát động để thực hiện công trong trường hợp này có độ lớn bằng trọng lượng của xô vữa. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên (cùng chiều chuyển động của vật).

- Công do người công nhân 1 thực hiện là:

A1 = P1.h1 = m1.g.h1 = 20.10.10 = 2000 J

- Công do người công nhân 2 thực hiện là:

A2 = P2.h2 = m2.g.h2 = 21.10.11 = 2310 J

Công nhân

Khối lượng xô vữa m (kg)

Độc cao công trình h (m)

Công thực hiện A (J)

Thời gian thực hiện công; t (s)

Công nhân 1

Công nhân 2

m1 = 20 kg

m2 = 21 kg

h1 = 10 m

h2 = 11 m

A1 = 2000 J

A2 = 2310 J

t1 = 10 s

t2 = 20 s

- Để xác định được ai là người thực hiện công nhanh hơn, ta so sánh công do 2 người thực hiện trong 1 giây. Ai thực hiện công lớn hơn thì người đó thực hiện công nhanh hơn.

+ Công do người công nhân 1 thực hiện trong 1 s là: \frac{2000}{10}\(\frac{2000}{10}\) = 200 J/s

+ Công do người công nhân 2 thực hiện trong 1 s là: \frac{2310}{20}\(\frac{2310}{20}\)= 115,5 J/s

Nhận xét: Trong cùng 1 giây, người công nhân 1 thực hiện được công lớn hơn. Do đó, người công nhân 1 thực hiện công nhanh hơn.

II. Công thức tính công suất

Câu hỏi trang 96 SGK Lý 10 KNTT

Coi công suất trung bình của trái tim là 3 W.

a) Trong một ngày – đêm trung bình trái tim thực hiện một công là bao nhiêu?

b) Nếu một người sống 70 tuổi thì công của trái tim thực hiện là bao nhiêu? Một ô tô tải muốn thực hiện được công này phải thực hiện trong thời gian bao lâu? Coi công suất của xe ô tô tải là 3.105 W.

Lời giải

a) Đổi 24 h = 86400 s

Giải Lý 10 Bài 24 KNTT

III. Liên hệ giữa công suất với lực và tốc độ

Câu hỏi 1 trang 97 SGK Lý 10 KNTT

Hãy giải thích tác dụng của líp nhiều tầng trong xe đạp thể thao (Hình 24.1).

Giải Lý 10 Bài 24 KNTT

Lời giải

Xe đạp có líp nhiều tầng có tác dụng thay đổi chu vi của trục quay, gián tiếp thay đổi sức căng của xích, tức là thay đổi lực tác dụng, mục đích để thay đổi tốc độ của xe khi đi ở các đoạn đường khác nhau.

Câu hỏi 2 trang 97 SGK Lý 10 KNTT

Hình 24.2 mô tả hộp số xe máy. Hãy giải thích tại sao khi đi xe máy trên những đoạn đường dốc hoặc có ma sát lớn ta thường đi ở số nhỏ.

Giải Lý 10 Bài 24 KNTT

Lời giải

Công suất của động cơ xe không đổi, thay đổi số to hay nhỏ ở xe để thay đổi tốc độ của xe, gián tiếp thay đổi lực phát động của xe.

Ví dụ:

- Xe máy bắt đầu di chuyển nên đi bằng số thấp vì lúc đó xe bắt đầu chuyển động, cần lực phát động lớn.

- Xe máy đi trên đường ngoài đô thị, có ít phương tiện đi lại nên đi bằng số cao để tăng tốc độ cho xe và giảm lực phát động, bảo vệ động cơ được bền hơn.

- Xe máy lên dốc nên đi bằng số thấp vì cần tăng lực phát động.

Câu hỏi 3 trang 97 SGK Lý 10 KNTT

Động cơ của một thang máy tác dụng lực kéo 20000 N để thang máy chuyển động thẳng lên trên trong 10 s và quãng đường đi được tương ứng là 18 m. Công suất trung bình của động cơ là

A. 36 kW.

B. 3,6 kW.

C. 11 kW.

D. 1,1 kW.

Lời giải

Đáp án A đúng

Câu hỏi 4 trang 97 SGK Lý 10 KNTT

Một ô tô khối lượng 1 tấn đang hoạt động với công suất 5 kW và chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì lên dốc. Hỏi động cơ ô tô phải hoạt động với công suất bằng bao nhiêu để có thể lên dốc với tốc độ như cũ? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường không đổi, dốc nghiêng góc 2,3o so với mặt đường nằm ngang và g = 10 m/s2.

Lời giải

Đổi 1 tấn = 1000 kg; 5 kW = 5000 W; 54 km/h = 15 m/s

- Khi xe ô tô chuyển động thẳng đều: Giải Lý 10 Bài 24

- Hệ số ma sát là: Giải Lý 10 Bài 24

- Khi ô tô chuyển động lên dốc, các lực tác dụng lên ô tô được biểu diễn như sau:

Giải Lý 10 Bài 24

- Lực kéo ô tô khi lên dốc có giá trị là:

Fk = Fms + P1 = µ.m.g.cosα + m.g.sinα

= \frac{1}{30}\(\frac{1}{30}\).1000.10.cos2,3 + 1000.10.sin2,3 = 734,38N

- Để có thể lên dốc với tốc độ như cũ, ô tô phải hoạt động với công suất là:

Giải Lý 10 Bài 24

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 24: Công suất KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm