Giải Lý 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động CTST

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Bài 1 trang 65 SGK Vật lý 10 CTST

Khi đang chạy nếu vấp ngã, người chạy sẽ có xu hướng ngã về phía trước. Còn khi đang bước đi nếu trượt chân, người đi sẽ có xu hướng ngã về phía sau. Vận dụng các kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải

Theo định luật I Newton, vật đang chuyển động sẽ có xu hướng bảo toàn trạng thái chuyển động cũ.

- Khi bị vấp ngã, phần cơ thể bên dưới bị giữ lại do chướng ngại vật, phần cơ thể phía trên vẫn có xu hướng bảo toàn trạng thái chuyển động nên sẽ bị đổ người về phía trước.

- Tương tự khi bị trượt chân, người vẫn có xu hướng giữ nguyên vận tốc cũ nên chân sẽ trượt về phía trước, do mất thăng bằng nên người sẽ đổ về phía sau.

Bài 2 trang 65 SGK Vật lý 10 CTST

Một máy bay chở khách có khối lượng tổng cộng là 300 tấn. Lực đẩy tối đa của động cơ là 444 kN. Máy bay phải đạt tốc độ 285 km/h mới có thể cất cánh. Hãy tính chiều dài tối thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được, bỏ qua ma sát giữa bánh xe của máy bay và mặt đường băng và lực cản của không khí.

Lời giải

Đổi đơn vị: 300 tấn = 300000 kg, 444 kN = 444000 N, 285 km/h = 79,2 m/s

Gia tốc của máy bay: a\;=\;\frac Fm\;=\;\frac{444000}{300000}\;=\;1,48\;m/s^2

Độ dài tối thiểu của đường băng: s\;=\;\frac{v^2\;-\;v_0^2}{2a}\;=\;\frac{79,2^2\;-\;0^2}{2.1,48}\;=\;2119,1\;m

Bài 3 trang 65 SGK Vật lý 10 CTST

Một vật nặng nằm yên trên bàn như Hình 10P.1, các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực và lực của bàn. Hãy xác định điểm đặt, phương, chiều của các cặp lực và phản lực của hai lực trên.

Giải Lý 10 Bài 10

Lời giải

- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật, có điểm đặt tại tâm vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Phản lực là \overrightarrow{P'} là lực hút của vật tác dụng lên trái đất, có điểm đặt tại tâm trái đất, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

- Phản lực \overrightarrow N là phản lực của mặt bàn tác dụng lên vật, có điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Áp lực \overrightarrow Q của vật tác dụng lên bàn chính là phản lực của \overrightarrow N, có điểm đặt tại bàn, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động CTST. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Vật lý 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Hóa học 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 218
Sắp xếp theo

    Vật lý 10 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm