Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Hóa 10 bài 13

Giải sách bài tập Hóa 10 bài 13

Giải SBT Hóa 10 bài 13 được VnDoc biên soạn gửi tới các bạn là hướng dẫn giải các bài tập trong sách bài tập hóa 10. Hy vọng các bạn học sinh có thể học tốt môn hóa học 10 cũng như biết cách, phương pháp giải các dạng bài tập sách bài tập Hóa 10 theo từng bài học. Mời các bạn tham khảo.

A. Giải bài tập SBT Hóa 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị

Bài 13.1 trang 32 SBT Hóa 10

Hợp chất có liên kết cộng hoá trị là

A. NaF.

B. KBr.

C. CaF2

D. CCl4

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án D

Bài 13.2 trang 32 SBT Hóa 10

Hợp chất có liên kết ion là

A. H2O

B. NH3

C. CCl3

D. CsF

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án D

Bài 13.3 trang 32 SBT Hóa 10

Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo đúng của hợp chất C3H6

Giải bài tập sách bài tập bài 13.3 hóa 10

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án B

Bài 13.4 trang 32 SBT Hóa 10

Công thức electron đúng của hợp chất PH3

Giải SBT Hóa 10 bài 13

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án A

Bài 13.5 trang 32 SBT Hóa 10

Cho độ âm điện của các nguyên tố: O = 3,44; G = 3,16; N = 3,04; C = 2,55; H = 2,20. Trong các hợp chất: H2O, NH3, HCl, CH4 Số hợp chất chứa liên kết cộng hoá trị có cực là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Bài 13.6 trang 33 SBT Hóa 10

Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

A. O2, H2O, NH3

B. H2O, HF, H2S

C. HCl, O2, H2S

D. HF, Cl2, H2O

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án B

Bài 13.7 trang 33 SBT Hóa 10

Dãy gồm các chất mà phân tử không phân cực là

A. HBr, CO2, CH4

B. NH3, Br2, C2H4

C. HCl, C2H2, Br2

D. Cl2, CO2, C2H2

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án D

Bài 13.8 trang 33 SBT Hóa 10

Cho các phân tử: HC1, HBr, HI, HF. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là

A. HBr.

B. HI.

C. HCl.

D. HF.

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án D

Bài 13.9 trang 33 SBT Hóa 10

Liên kết hoá học được hình thành do sự di chuyển những eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử để tạo thành cặp electron liên kết là kiểu

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết hiđro.

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án B

Bài 13.10 trang 33 SBT Hóa 10

Nguyên tố oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4 Sau liên kết, nó có cấu hình electron là

A. 1s22s22p42p2

B. 1s22s22p43s2

C. 1s22s22p6

D. 1s22s22p63s2

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án C

Bài 13.11 trang 33 SBT Hóa 10

Cấu hình electron nào sau đây là bền nhất?

A. 1s22s22p2

B. 1s22s23s2

C. 1s22s22p3

D. 1s22s22p6

Đáp số hướng dẫn giải

Đáp án D

Bài 13.12 trang 33 SBT Hóa 10

a) Hãy giải thích sự liên kết giữa hai nguyên tử H tạo thành phân tử H2 giữa hai nguyên tử Cl tạo thành phân tử Cl2

b) Thế nào là liên kết cộng hoá trị?

Đáp số hướng dẫn giải

Liên kết giữa hai nguyên tử H hay giữa hai nguyên tử Cl được gọi là liên kết cộng hoá trị.

Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung [1].

Giải SBT bài 13.12 hóa 10

[1] Thực ra, cũng có những trường hợp cá biệt, liên kết được hình thành bằng một hay một số lẻ electron.

Bài 13.13 trang 33 SBT Hóa 10

a) Hãy biểu diễn các liên kết trong các phân tử H2, Cl2, N2 bằng công thức electron và bằng công thức cấu tạo.

b) Hãy cho biết thế nào là liên kết đơn, thế nào là liên kết ba, cho thí dụ.

Đáp số hướng dẫn giải

Giải SBT Hóa 10 bài 13.13

b) Mỗi cặp electron chung được biểu-thị bằng một gạch nối và được coi là một liên kết.

Nếu giữa hai nguyên tử có một liên kết thì liên kết đó được gọi là liên kết đơn

Thí dụ H - H; Cl - Cl.

Nếu giữa hai nguyên tử có ba liên kết thì liên kết đó được gọi là liên kết ba, thí dụ N≡N

Bài 13.14 trang 34 SBT Hóa 10

a) Thế nào là liên kết cộng hoá trị không phân cực (không cực)?

b) Thế nào là liên kết cộng hoá trị phân cực (có cực)? Mỗi trường hợp hãy cho hai thí dụ và biểu diễn các liên kết bằng công thức electron.

Đáp số hướng dẫn giải

a) Liên kết cộng hoá trị không phân cực là liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện nhỏ hơn 0,4. Các cặp electron chung phân bố đồng đều giữa hai nguyên tử.

Thí dụ:

H2: H:H

Cl2: Cl:Cl

b) Liên kết cộng hoá trị phân cực (có cực) là liên kết giữa hai nguyên tử khác nhau có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến < 1,7 ; các cặp electron phân bỏ lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn.

Thí dụ

HCl: H:Cl

H: H:F

Bài 13.15 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy giải thích sự hình thành phân tử khí cacbonic (CO2).

Đáp số hướng dẫn giải

Nguyên tử cacbon (C) có 4 electron hoá trị, nguyên tử oxi (O) có 6 electron hoá trị.

Trong phân tử, nguyên tử C ở giữa hai nguyên tử O. Nguyên tử c góp chung với mỗi nguyên tử o hai electron, mỗi nguyên tử O góp chung với nguyên tử C hai electron tạo ra hai liên kết đôi:

Giải SBT hóa 10 bài 13.15

Như vậy, theo công thức electron, nguyên tử C cũng như mỗi nguyên tử O đều được bao quanh bởi 8 electron lớp ngoài cùng, đạt cấu hình vững bền của khí hiếm (Ne).

Bài 13.16 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo-của các phân tử H2O, NH3 (không cần chú ý đến cấu trúc không gian).

Đáp số hướng dẫn giải

Giải SBT Hóa 10 bài 13.16

Bài 13.17 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy cho biết tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.

Đáp số hướng dẫn giải

Liên kết cộng hoá trị là liên kết giữa các nguyên tử trong cùng một phân tử (liên kết định hướng). Như vậy, mỗi phân tử có thể được coi là một đơn vị độc lập nên so với các hợp chất ion, các hợp chất liên kết cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hoá hơi thấp.

Ở điều kiện thường, hiđro, oxi, clo, khí cacbonic ở trạng thái khí; nước, etanol (rượu etylic) ở trạng thái lỏng; băng phiến, iot, đường ở trạng thái rắn. Các chất có cực như etanol, đường…. dễ tan trong dung môi nước (có cực); các chất không cực như propan, hexan,... dễ tan trong các dung môi không cực như benzen, cacbon tetraclorua,...

Nói chung, các chất chỉ có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Bài 13.18 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy cho biết quan hệ giữa độ âm điện và sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.

Đáp số hướng dẫn giải

Ta đã biết kim loại và phi kim có độ âm điện rất khác nhau, chúng dễ tương tác với nhau tạo thành các hợp chất ion, thí dụ NaCl, CaF2, KBr,... Trong khi đó, giữa các phi kim, hiệu độ âm điện không lớn nên chúng dễ tương tác với nhau tạo thành các hợp chất có liên kết cộng hoá trị, thí dụ: Cl2, NO, ...

Bài 13.19 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: Br2, CH4, H2O, NH3, C2H6

Đáp số hướng dẫn giải

Giải SBT Hóa 10 bài 13.19

Bài 13.20 trang 34 SBT Hóa 10

Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA gồm những nguyên tố nào?

Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm này có bao nhiêu electron hoá trị?

Khi hai nguyên tử của cùng một nguyên tố thuộc nhóm này liên kết với nhau tạo thành phân tử thì mỗi nguyên tử phải góp bao nhiêu electron, tạo thành mấy liên kết, tại sao? Cho thí dụ.

Đáp số hướng dẫn giải

Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA gồm các nguyên tố: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At). Nguyên tử của chúng có 7 electron hoá trị.

Khi hai nguyên tử của cùng một nguyên tố thuộc nhóm này liên kết với nhau tạo thành phân tử thì mỗi nguyên tử góp 1 electron, tạo thành một cặp electron chung tức là một liên kết, vì mỗi nguyên tử chỉ thiếu electron để đạt được cấu hình 8 electron vững bền (giống như của khí hiếm đứng sau nó).

Giải SBT Hóa 10 bài 13.20

Bài 13.21 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất: CH4, CO2, C2H6, C2H2, C2H4

Trong các hợp chất trên, cacbon có thể tham gia mấy liên kết cộng hoá trị? Tại sao?

Đáp số hướng dẫn giải

Giải SBT Hóa 10 bài 13.21

Trong các hợp chất trên, cacbon có thể tham gia 4 liên kết cộng hoá trị vì cacbon có 4 electron hoá trị, có thể góp 4 electron đó tạo thành 4 cặp electron chung.

Bài 13.22 trang 34 SBT Hóa 10

Hãy viết công thức cấu tạo của các chất: H2, HCl, HBr, NH3

Trong các chất trên, hiđro có thể tham gia mấy liên kết cộng hoá trị? Tại sao?

Đáp số hướng dẫn giải

Giải SBT Hóa 9 bài 13.22

Hiđro có thể tham gia một liên kết cộng hoá trị, vì nguyên tử H chỉ có electron duy nhất.

Bài 13.23 trang 34 SBT Hóa 10

Trong số các chất sau đây: Cl2, CaO, CsF, H2O, HCl, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hoá trị?

Đáp số hướng dẫn giải

Chất có liên kết ion : CaO, CsF.

Chất có liên kết cộng hoá trị :Cl2,H2O, HCl

B. Giải Hóa 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị

VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong Sách giáo khoa Hóa 10 bài 13 tại: Giải bài tập Hóa 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị

.....................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải SBT Hóa 10 bài 13 Liên kết cộng hóa trị tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Hóa học 10

    Xem thêm