Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 10 SBT bài 2

Giải sách bài tập Hóa lớp 10

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập Hóa 10 SBT bài 2. Tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh đạt kết quả tốt hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm 1.12 ,1.13 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

1.12. Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số nơtron như sau:

X : 20 proton và 20 nơtron,

Y: 18 proton và 22 nơtron,

Z : 20 proton và 22 nơtron.

a) Những nguyên tử là các đồng vị của cùng một nguyên tố là

A. X, Y.

B. X, Z.

C. Y, Z.

D. X, Y, Z.

b) Những nguyên tử có cùng số khối là

A. X, Y.

B. X, Z

C. Y, Z.

D. X, Y, Z.

1.13. Cacbon tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị 12C và 13C, trong đó đồng vị 12C chiếm 98,9%.

Biết rằng đồng vị 12C có nguyên tử khối bằng 13,0034, đồng vị 12C có nguyên tử khối bằng 12, nguyên tử khối trung bình của cacbon là

A. 12,150.

B. 12,011.

C. 12,512.

D. 12,250.

ĐÁP ÁN

1.12

a) B

b) A

1.13: Đáp án đúng: B

Bài 1.14 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học?

A. {}_{18}^{40}X,{}_{19}^{40}Y1840X,1940Y

B. {}_{14}^{28}X,{}_{14}^{29}Y1428X,1429Y

C. {}_{6}^{14}X,{}_{7}^{14}Y614X,714Y

D. {}_{9}^{19}X,{}_{20}^{10}Y919X,2010Y

Lời giải:

Đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học tức là cùng số hiệu nguyên tử Z. Chỉ có {}_{14}^{28}X,{}_{14}^{29}Y1428X,1429Y là hợp lí

Đáp án B.

Bài 1.15 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Đồng có 2 đồng vị bền là {}_{29}^{63}Cu2963Cu{}_{29}^{65}Cu2965Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của đồng vị {}_{29}^{63}Cu2963Cu.

Lời giải:

{\overline A _{Cu}} = {{63.x + (65.(100 - x)} \over {100}} = 63,54 \to x = 73\%ACu=63.x+(65.(100x)100=63,54x=73%

Bài 1.16 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, sô nơtron, sô electron và số khối của các nguyên tử sau đây:

{}_{11}^{23}Na, {}_{6}^{13}C, {}_{9}^{19}F, {}_{17}^{35}Cl, {}_{20}^{44}Ca1123Na,613C,919F,1735Cl,2044Ca

Lời giải:

{}_{11}^{23}Na1123Na có Z = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 11, số khối bằng 23, số nơtron bằng 12.

{}_{6}^{13}C613C có Z=6, số khối A= 13, số nơtron = 7

{}_{9}^{19}F919F có Z=9, số khối A= 19, số nơtron = 10

{}_{17}^{35}Cl1735Clcó Z=17, số khối A= 35, số nơtron = 18

{}_{20}^{44}Ca2044Ca có Z=20, số khối A= 44, số nơtron = 24

Bài 1.17 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho các đồng vị của hiđro 1H, 2H, 3H

a) Đồng vị nào không có nơtron?

b) Đồng vị nào có số nơtron gấp đôi số proton?

Lời giải:

a) Đồng vị 1H

b) Đồng vị 3H

Bài 1.18 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Khi cho hạt nhân {}_{2}^{4}He24He bắn phá vào hạt nhân {}_{7}^{14}N714N người ta thu được một proton và một hạt nhân X.

Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân z của hạt nhân X và hãy cho biết X là nguyên tố gì?

Lời giải:

Phản ứng trên có thể viết: {}_2^4He + {}_7^{14}N \to {}_1^1p + {}_Z^AX24He+714N11p+ZAX

Vì số hạt (proton cũng như số hạt nơtron) được bảo toàn nên A =(4+14) – 1 = 17, Z= (2+7) – 1 = 8. Với Z = 8 ta có nguyên tử oxi.

Phương trình trên sẽ là: {}_2^4He + {}_7^{14}N \to {}_1^1p + {}_8^17O24He+714N11p+817O

(Chính phản ứng này Rơ - dơ - pho đã phát hiện ra proton, một cấu tử của hạt nhân)

Bài 1.19 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

a) Hãy cho biết khối lượng (tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử) và điện tích của nơtron (tính theo điện tích đơn vị).

b) Khi cho hạt nhân {}_2^4He24He bắn phá vào hạt nhân beri {}_4^9Be49Be, người ta thu được một nơtron và một hạt nhân Y.

Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân Y và hãy cho biết Y là nguyên tố gì?

Lời giải:

a) Nơtron có khối lượng ≈ lu, không mang điện tích (nơtron được kí hiệu là {}_0^1n01n.

b) Phản ứng này có thể viết: {}_2^4He + {}_4^9Be \to {}_0^1n + {}_Z^AY24He+49Be01n+ZAY

A = (4 + 9) - 1 = 12 ; Z = (2+4) – 0 =6

Với z = 6 nên nguyên tố đó là cacbon.

Phương trình trên sẽ là: {}_2^4He + {}_4^9Be \to {}_0^1n + {}_6^{12}C24He+49Be01n+612C

(Chính từ phản ứng này, Chat-uých đã phát hiện ra nơtron, một cấu tử của hạt nhân).

Bài 1.20 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Thế nào là cacbon-12 \left( {{}^{12}C\,\,hay\,\,{}_6^{12}C\,} \right)(12Chay612C)? Hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử cacbon-12.

Lời giải:

Trong tự nhiên, nguyên tố cacbon có hai đồng vị: {}^{12}C (98,9%)12C(98,9{}_6^{12}C612C (1,1%). Chính đồng vị {}_6^{12}C612Cđã được chọn làm cơ sở để định nghĩa đơn vị khối lượng nguyên tử, được gọi là cacbon-12 hay {}^{12}C12C.

Với Z = 6 và A = 12, nguyên tử {}_6^{12}C612C có 6 proton, 6 nơtron ở hạt nhân và electron ở vỏ nguyên tử.

Bài 1.21 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Khi đưa khối khí đơteri {}_1^2H12H lên một nhiệt độ cao (hàng triệu độ) thì do va chạm, từng cặp hai hạt nhân {}_1^2H12H có thể kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân mới (phản ứng nhiệt hạch).

Hỏi số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân của hạt nhân mới được hình thành và hãy cho biết đó là hạt nhân của nguyên tử gì?

Lời giải:

Mỗi hạt nhân đơteri {}_1^2H12H có 1 proton và 1 nơtron: A = 2 và Z = 1.

Hạt nhân mới hình thành có số đơn vị điện tích Z = 1 + 1 = 2, có số khối A = 2 + 2 = 4.

Đó là hạt nhân heli vì z = 2 đặc trưng cho nguyên tố heli.

Phản ứng tổng hợp hai hạt nhân đơteri được biểu diễn bằng phương trình:

{}_1^2H + {}_1^2H \to {}_2^4He12H+12H24He

(Phản ứng này kèm theo hiện tượng hụt khối lượng đáng kể và do đó toả ra nhiều nhiệt, đó là nguyên tắc của bom H).

Bài 1.22 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Gọi A là số khối của hạt nhân nguyên tử. Bán kính R của hạt nhân được tính gần đúng bằng hệ thức:

R = {r_o}\root 3 \of A \,( = {r_o}{A^{1/3}})R=roA3(=roA1/3)

với r_o = 1,2.10^{-13}  cm.ro=1,2.1013cm.

Hãy tính khối lượng riêng của hạt nhân và cho biết khối lượng riêng đó có phụ thuộc vào số khối không? (Coi nguyên tử khối trùng với số khối).

Lời giải:

Thể tích của hạt nhân:

V = {4 \over 3}\pi {R^3} = {4 \over 3}\pi {(1,{2.10^{ - 13}})^3}A\,\,c{m^3}V=43πR3=43π(1,2.1013)3Acm3

Khối lượng m của hạt nhân: m = {A \over {6,{{022.10}^{23}}}}(g)m=A6,022.1023(g)

Khối lượng riêng của hạt nhân:

\eqalign{
& D = {m \over V} \approx {A \over {6,{{022.10}^{23}}}} \times {3 \over {4\pi {{(1,{{2.10}^{ - 13}})}^3}A}} = {3 \over {6,022.4\pi .1,{2^3}{{.10}^{ - 16}}}} \approx 2,{295.10^4}(g/c{m^3}) \cr 
& D \approx 230 \cr}D=mVA6,022.1023×34π(1,2.1013)3A=36,022.4π.1,23.10162,295.104(g/cm3)D230

triệu tấn/(cm3)

Ta thấy biểu thức tính khối lượng riêng D không chứa số khối A (sau khi đã làm đơn giản) tức là D không phụ thuộc vào số khối A. Như vậy, theo hệ thức gần đúng nói trên thì khối lượng riêng của mọi hạt nhân đều như nhau.

Bài 1.23 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Hiđro có các đồng vị: {}^1H,{}^2H1H,2H và oxi có các đồng vị: {}^{16}O,{}^{17}O,{}^{18}O16O,17O,18O

Hãy viết công thức của các loại phân tử nước khác nhau.

Lời giải:

Công thức của các loại phân tử H_2OH2O:

\eqalign{
& {}^1{H_2}{}^{16}O;{}^2{H_2}{}^{16}O;{}^1H{}^2H{}^{16}O; \cr 
& {}^1{H_2}{}^{17}O;{}^2{H_2}{}^{17}O;{}^1H{}^2H{}^{17}O; \cr 
& {}^1{H_2}{}^{18}O;{}^2{H_2}{}^{18}O;{}^1H{}^2H{}^{18}O; \cr}1H216O;2H216O;1H2H16O;1H217O;2H217O;1H2H17O;1H218O;2H218O;1H2H18O;

Bài 1.24 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Clo tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị:

^{35}Cl35Cl có nguyên tử khối là 34,97.

^{37}Cl37Cl có nguyên tử khối là 36,97.

Biết rằng đồng vị ^{35}Cl35Cl chiếm 75,77% ; hãy tính nguyên tử khối trung bình của clo tự nhiên.

Lời giải:

\overline A = {{34,97.75,77 + 36,97.24,23} \over {100}} = 35,45A=34,97.75,77+36,97.24,23100=35,45

Bài 1.25 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Các đồng vị của hiđro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là {}_1^1H11H{}_1^2H12H

Đồng vị thứ ba {}_1^3H13H có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2 ; nguyên tử khối trung bình của hiđro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị {}_1^1H11H{}_1^2H12H.

Lời giải:

Gọi x là thành phần phần trăm của {}^1H1H, thành phần phần trăm của sẽ là 100 - x

Ta có {{1.x + 2.(100 - x)} \over {100}} = 1,0081.x+2.(100x)100=1,008

Giải ra ta được: x = 99,2.

Kết quả:thành phần: {}_1^1H11H là 99,2%

{}_1^2H12H là 0.8%

Bài 1.26 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Nguyên tử ^{{\bf{40}}}{\bf{Ar}}40Ar^{{\bf{40}}}{\bf{Ca}}40Ca có cùng số khối là 40. Vậy chúng có phải là những đồng vị không?

Lời giải:

Chúng không phải là những đồng vị bởi vì hai nguyên tử này có điện tích hạt nhân khác nhau: {}_{18}Ar18Ar{}_{20}Ca20Ca

Những nguyên tử có điện tích hạt nhân khác nhau có cùng nguyên tử khối gọi là những đồng lượng.

Bài 1.27 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho các hạt nhân nguyên tử sau đây, cùng với số khối và điện tích hạt nhân:

A(11 ; 5) ; B(23 ; 11); C(20 ; 10);

D(21 ; 10); E(10 ; 5) ; G(22 ; 10)

+ Ở đây có bao nhiêu nguyên tố hoá học?

+ Mỗi nguyên tố có bao nhiêu đồng vị?

+ Mỗi đồng vị có bao nhiêu electron? Bao nhiêu nơtron?

Lời giải:

+ Ở đây có 3 nguyên tố hoá học ở các ô số 5, 10, 11.

Nguyên tố ở ô số 10 là neon (Z = 10). Neon có 3 đồng vị là:

{}_{10}^{20}C\,\,\,\,;\,\,\,{}_{10}^{21}D\,\,\,;\,\,\,{}_{10}^{22}G1020C;1021D;1022G

Tất cả 3 đồng vị của nguyên tố neon đều có cùng số electron là 10 (bằng số proton) nhưng số nơtron lần lượt là 10, 11, 12.

+ {}_5^{10}E\,\,\,;\,\,\,\,\,{}_5^{11}A510E;511A

Đó là 2 đồng vị của nguyên tố bo (Z = 5)

Cả 2 đồng vị của nguyên tố bo đều có 5 electron nhưng số nơtron lần lượt là 5 và 6.

+ {}_{11}^{23}B1123B

Đó là đồng vị của nguyên tố natri (Z = 11). Đồng vị này có 11 electron và 12 nơtron.

Bài 1.28 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Nguyên tố chì có 4 đồng vị: {}_{82}^{204}Pb\,(2,5\% ),{}_{82}^{206}Pb\,(23,7\% ),{}_{82}^{207}Pb\,(22,4\% )82204Pb(2,5%),82206Pb(23,7%),82207Pb(22,4%), còn lại là {}_{82}^{208}Pb82208Pb. Tính nguyên tử khối trung bình của chì.

Lời giải:

\eqalign{
& \% \left( {{}_{82}^{208}Pb} \right) = 100 - (2,5 + 23,7 + 22,4) = 51,4\% \cr 
& {\overline A _{Pb}} = {{204.2,5 + 206.23.7 + 207.22,4 + 208.51,4} \over {100}} = 207 \cr}%(82208Pb)=100(2,5+23,7+22,4)=51,4%APb=204.2,5+206.23.7+207.22,4+208.51,4100=207

Bài 1.29 trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Agon tách từ không khí là một hỗn hợp của 3 đồng vị sau:

^{40}Ar{\rm{ }}\left( {99,6\% } \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\,^{38}}Ar{\rm{ }}\left( {0,063\% } \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\,^{36}}Ar{\rm{ }}\left( {0,337\% } \right)40Ar(99,6%)38Ar(0,063%)36Ar(0,337%)
Tính thể tích của 20 gam agon ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lời giải:

Nguyên tử khối trung bình của agon là:

{{40.99,6 + 36.0,377 + 38.0,06} \over {100}} = {\rm{ }}39,9840.99,6+36.0,377+38.0,06100=39,98

Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol agon tức là 39,98 g chiếm thể tích là 22,4 lít.
22 4 20

Vậy thể tích của 20 gam agon là

{{22,4.20} \over {39,98}} = 11,2022,4.2039,98=11,20 (lít)

Mời các bạn tham khảo:

Giải bài tập Hóa 10 SBT bài 1

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập Hóa 10 SBT bài 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giải SBT Hóa học 10

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng