Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Toán 6 Bài 1: Tập hợp

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp sách Cánh Diều. Các em học sinh có thể tham khảo đối chiếu với bài của mình đã làm. Các lời giải dưới đây các em luyện giải bài tập tại nhà mà không cần sách giải.

Bài 1 trang 6 SBT Toán 6 tập 1

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hợp các ngày trong tuần;

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “HAM HỌC”.

c) C là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 303 530.

Đáp án

a) Các ngày trong tuần bao gồm: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật.

Vậy A = {thứ hai; thứ ba; thứ tư; thứ năm; thứ sáu; thứ bảy; chủ nhật}.

b) Các chữ cái xuất hiện trong từ “HAM HỌC” là: H, A, M, H, O, C.

Vì các phần tử trong tập hợp chỉ được liệt kê 1 lần nên B = {H; A; M; O; C}.

Vậy B = {H; A; M; O; C}.

c) Các chữ số xuất hiện trong số 303 530 là: 3; 0; 3; 5; 3; 0.

Vì các phần tử trong tập hợp chỉ được liệt kê 1 lần nên C = {3; 0; 5}.

Vậy C = {3; 0; 5}.

Bài 2 trang 6 SBT Toán 6 tập 1

Cho tập hợp A = {0; 1; 2; x; y} và B = {3; m; n; p}. Chọn kí hiệu " ∈ ", " ∉ " thích hợp cho :

a) 2 [?] A

b) 3  [?] A

c) x  [?] A

d) p  [?] A

e) 3  [?] B

f) 1  [?] B

g) m  [?] B

h) y  [?] B

Đáp án

a) [∈] A

b) 3 [∉] A

c) x [∈] A

d) p [∉] A

e) 3 [∈] B

g) 1 [∉] B

h) m [∈] B

i) y [∉] B

Bài 3 trang 6 SBT Toán 6 tập 1

Hiện nay các nước trên thế giới có xu hướng sản xuất năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng địa nhiệt vì tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam chúng ta cũng đã sản xuất nguồn năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Trong các dạng năng lượng đã nêu, hãy viết tập hợp X gồm các dạng năng lượng tái tạo trên thế giới và tập hợp Y gồm các dạng năng lượng tái tạo mà Việt Nam sản xuất.

Đáp án

X= { năng lượng gió; năng lượng Mặt Trời; năng lượng địa nhiệt}

Y={ năng lượng gió; năng lượng Mặt Trời}

Bài 4 trang 6 SBT Toán 6 tập 1

Khi bố chở bạn Linh rẽ vào một đoạn đường, bạn Linh nhìn thấy ba biển báo giao thông như Hình 1

Bài 1 Tập hợp

Tìm hiểu về các biển báo giao thông trên, rồi viết tập hợp A gồm các loại phương tiện được phép lưu thông và tập hợp B gồm các phương tiện không được phép lưu thông trên đoạn đường đó dưới dạng liệt kê các phần tử của tập hợp

Đáp án

A= {ô tô; xe máy}

B= {xe đạp}

Bài 5 trang 6 SBT Toán 6 tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A={x| x là số tự nhiên chẵn, 20 < x < 35};

b) B={x| x là số tự nhiên lẻ, 150 ≤ x < 160}

Đáp án

a) A={22; 24; 26; 28; 30; 32; 34}

b) B={151; 153; 155; 157; 159}

Bài 6 trang 6 SBT Toán 6 tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) C= {x|x là số tự nhiên, x+3 =10}

b) D= {x|x là số tự nhiên, x – 12 =23}

c) E= {x|x là số tự nhiên, x : 16 =0}

d) G= {x|x là số tự nhiên, 0: x = 0}

Đáp án

a) x + 3 =10 nên x = 10 – 3= 7

Ta được C= {7}

b) x – 12 =23 nên x = 23 + 12 = 35

Ta được D= {35}

c) x : 16 =0 nên x = 0

Ta được E= {0}

d) 0: x = 0 nên x tùy ý khác 0

Ta được G= {x| x là số tự nhiên khác 0}

Bài 7 trang 7 SBT Toán 6 tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A={13; 15; 17; ..; 29};

b) B={22; 24; 26;…; 42};

c) C={7; 11; 15; 19; 23; 27};

d) D={4; 9; 16; 25; 36; 49}.

Đáp án

a) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

A = {x | x là số tự nhiên lẻ, 12 < x < 30}.

b) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chẵn lớn hơn hoặc bằng 22 và nhỏ hơn hoặc bằng 42.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

B = {x|x là số tự nhiên chẵn, 22 ≤ x ≤ 42}.

c)

+) Cách 1:

Ta có:

7 = 4.1 + 3; 11 = 4.2 + 3; 15 = 4.3 + 3; 19 = 4.4 + 3; 23 = 4.5 + 3; 27 = 4.6 + 3.

Ta nhận thấy các số trên đều có dạng 4.x + 3 với x ∈ {1,2,3,4,5,6} .

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

C = {4x + 3| x là số tự nhiên, 0 < x < 7}.

+) Cách 2:

Ta nhận thấy các phần tử trong tập hợp C là các số tự nhiên lẻ và cách nhau 4 đơn vị.

C = {xk| xk là số tự nhiên lẻ, xk+1 – xk = 4,k ∈ N }.

d) Ta thấy các phần tử của tập hợp D là các số chính phương lớn hơn 3 và nhỏ hơn 50.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

D = {x| x là số chính phương, 3 < x < 50}.

Bài 8 trang 7 SBT Toán 6 tập 1

Lớp 6A có 15 học sinh thích môn Ngữ văn, 20 học sinh thích môn Toán. Trong số các học sinh thích môn Ngữ văn hoặc môn Toán có 8 học sinh thích cả 2 môn Ngữ văn và Toán. Ngoài ra, trong lớp vẫn còn có 10 học sinh không thích môn nào ( trong cả hai môn Ngữ văn và Toán). Lớp 6A có tất cả bao nhiêu học sinh?

Đáp án

Số học sinh thích Ngữ văn và Toán là:

15 + 20 = 35 (học sinh)

Tuy nhiên, trong số 35 bạn này, đã có 8 bạn được vừa được tính là thích Ngữ văn, vừa được tính là thích Toán nên số học sinh có thích môn Ngữ văn hoặc Toán hoặc cả 2 môn là:

35 – 8 =27 (học sinh)

Số học sinh của lớp 6A là:

27 + 10 = 37 (học sinh)

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Thông qua lời giải Toán trên các em học sinh có thể luyện tập các dạng Toán trong chuyên mục Toán lớp 6 Cánh Diều phù hợp với nội dung chương trình mình đang học.

Các em học sinh tham khảo thêm Toán lớp 6 Kết nối tri thứcToán lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm