Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Toán 6 Bài 6: Giá trị của một phân số

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Giá trị của một phân số. Toàn bộ bài tập hệ thống lại chương trình học trên lớp về phân số. Các đáp án dưới đây bám sát chương trình học SGK, mời các em học sinh cùng tham khảo.

>> Bài trước: Giải SBT Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia phân số

Bài 1 trang 28 SBT Toán 6 tập 2

Tính giá trị \frac{{ - 3}}{5}\(\frac{{ - 3}}{5}\) của:

a) 30;

b) -50;

c) \frac{{75}}{{22}}\(\frac{{75}}{{22}}\);

d) \frac{{40}}{{ - 9}}\(\frac{{40}}{{ - 9}}\);

Đáp án

a) -18.

b) 30;

c) \frac{{ - 45}}{{22}}\(\frac{{ - 45}}{{22}}\)

d) \frac{8}{3}\(\frac{8}{3}\)

Bài 2 trang 28 SBT Toán 6 tập 2

Tìm một số, biết \frac{2}{{ - 7}}\(\frac{2}{{ - 7}}\) của số đó là:

a) 42;

b) -40;

c) \frac{{44}}{{35}}\(\frac{{44}}{{35}}\);

d) \frac{{25}}{{63}}\(\frac{{25}}{{63}}\)

Đáp án

a) Số đó là: 42 : \frac{2}{{ - 7}} = 42. \frac{-7}{{ 2}}=-147\(42 : \frac{2}{{ - 7}} = 42. \frac{-7}{{ 2}}=-147\)

b) Số đó là: -40 : \frac{2}{{ - 7}} = (-40). \frac{-7}{{ 2}}=140\(-40 : \frac{2}{{ - 7}} = (-40). \frac{-7}{{ 2}}=140\)

c) Số đó là:\frac{{44}}{{35}} : \frac{2}{{ - 7}} = \frac{{44}}{{35}}. \frac{-7}{{ 2}}=\frac{{ - 22}}{5}\(\frac{{44}}{{35}} : \frac{2}{{ - 7}} = \frac{{44}}{{35}}. \frac{-7}{{ 2}}=\frac{{ - 22}}{5}\)

d) Số đó là: \frac{{25}}{{63}} : \frac{2}{{ - 7}} = \frac{{25}}{{63}}. \frac{-7}{{ 2}} =\frac{{-25}}{{18}}\(\frac{{25}}{{63}} : \frac{2}{{ - 7}} = \frac{{25}}{{63}}. \frac{-7}{{ 2}} =\frac{{-25}}{{18}}\)

Bài 3 trang 28 SBT Toán 6 tập 2

“Dế Mèn phiêu lưu ký ” là tên cuốn truyện đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Cuốn truyện có 10 chương. Bạn An đọc liền một mạch hai cương đâif thì được 32 trang (theo bản in của NXB Kim Đồng năm 2019) và tạm dừng dọc. Bạn An nhẩm tính và thấy mình đã đọc được \frac{2}{9}\(\frac{2}{9}\) số trang cuốn truyện. Vậy cuốn truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký ” có bao nhiêu trang?

Đáp án

Số trang của cuốn truyện đó là:

32:\frac{2}{9} = 144\(32:\frac{2}{9} = 144\)(trang)

Bài 4 trang 28 SBT Toán 6 tập 2

Tuổi con là 12 và bằng \frac{3}{{10}}\(\frac{3}{{10}}\) tuổi của bố, còn tuổi mẹ bằng \frac{9}{{10}}\(\frac{9}{{10}}\) tuổi của bố. Tính tuổi của bố và tuổi của mẹ.

Đáp án

\frac{3}{{10}}\(\frac{3}{{10}}\) tuổi của bố bằng tuổi con là 12 nên tuổi của bố là:

12:\frac{3}{{10}} = 40\(12:\frac{3}{{10}} = 40\)( tuổi)

Vì tuổi mẹ bằng \frac{9}{{10}}\(\frac{9}{{10}}\) tuổi của bố nên tuổi của mẹ là:

\frac{9}{{10}}.40 = 36\(\frac{9}{{10}}.40 = 36\)(tuổi)

Vậy tuổi của bố là 40 tuổi, tuổi mẹ là 36 tuổi.

Bài 5 trang 29 SBT Toán 6 tập 2

Một túi kẹo có 35 chiếc. Các viên kẹo trong túi giống nhau nhưng được bọc bằng hai loại giấy có màu khác nhau: đỏ và vàng. Số kẹo bọc giấy màu đỏ chiếm \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\) số kẹo trong túi. Diện tích mỗi tờ giấy bọc một cái kẹo cùng bằng 80 c{m^2}\(80 c{m^2}\). Tính diện tích mỗi loại giấy dùng để gói kẹo trong một túi kẹo đó.

Đáp án

Số kẹo bọc giấy màu đỏ là:

\frac{3}{5}.35 = 21\(\frac{3}{5}.35 = 21\)(chiếc)

Số kẹo bọc giấy màu vàng là:

35 - 21 = 14(chiếc)

Diện tích giấy bọc màu đỏ cần dùng là:

21.80 = 1680\;\left( {c{m^2}} \right)\(21.80 = 1680\;\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích giấy bọc màu vàng cần dùng là:

14.80 = 1120\;\left( {c{m^2}} \right)\(14.80 = 1120\;\left( {c{m^2}} \right)\)

Bài 6 trang 29 SBT Toán 6 tập 2

Trong một buổi tự học khoảng 80 phút ở nhà, bạn Bình dành \frac{1}{5} thời gian để xem ngay bài đã học trong trong ngày và \frac{2}{5} thời gian làm một số bài tập cho bài học trong ngày. Thời gian còn lại, Bình dành để chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau. Vậy thời gian chuẩn bị bài cho ngày hôm sau là bao nhiêu giờ?

Đáp án

Phân số biểu thị phần thời gian Bình dành để chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau là:

1 - \frac{1}{5} - \frac{2}{5} = \frac{2}{5}\(1 - \frac{1}{5} - \frac{2}{5} = \frac{2}{5}\) (thời gian)

Thời gian chuẩn bị bài cho ngày hôm sau là:

\frac{2}{5}.80 = 32\(\frac{2}{5}.80 = 32\)(phút)

Đổi 32 phút = \frac{{32}}{{60}}\(\frac{{32}}{{60}}\)giờ = \frac{8}{{15}}\(\frac{8}{{15}}\)giờ.

Vậy thời gian chuẩn bị bài cho ngày hôm sau là \frac{8}{{15}}\(\frac{8}{{15}}\)giờ.

Bài 7 trang 29 SBT Toán 6 tập 2

Một người đăng kí mua một căn hộ và trả tiền thành 3 đợt. Đợt đầu tiên, ngay khi kí hợp hợp đồng mua bán, người đó phải trả\frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) số tiền mua căn hộ. Sáu tháng sau, người đó trả tiếp \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) số tiền mua căn hộ. Đợt cuối, sau 1 năm kể từ khi kí hợp đồng, sẽ trả nốt số tiền còn lại là 750 000 000 đồng và nhận căn hộ. Hỏi số tiền để mua căn hộ là bao nhiêu?

Đáp án

Phân số biểu thị số tiền còn lại sau 2 lần trả là:

1 - \frac{1}{3} - \frac{1}{4} = \frac{5}{{12}}\(1 - \frac{1}{3} - \frac{1}{4} = \frac{5}{{12}}\)(số tiền)

Vậy \frac{5}{{12}}\(\frac{5}{{12}}\)số tiền tương ứng với 750 000 000 đồng.

Do đó số tiền để mua căn hộ là:

750000000:\frac{5}{{12}} = 1\;800\;000\;000\(750000000:\frac{5}{{12}} = 1\;800\;000\;000\)(đồng)

Vậy số tiền để mua căn hộ là 1 800 000 000 đồng.

Bài 8 trang 29 SBT Toán 6 tập 2

Một người góp vốn với một số người bạn để kinh doanh. Trong ba tháng đầu người đó dùng phân số để tính tiền lãi và nhận được kết quả như sau:

- Tháng thứ nhất lãi được - 7/4 triệu đồng.

- Tháng thứ hai lãi được 2/5 tiền lãi của tháng thứ nhất.

- Tháng thứ ba, người đó lãi được 25/8 triệu đồng.

a) Phân số - 7/4 chỉ số tiền lãi (triệu đồng) ở tháng thứ nhất cho biết việc kinh doanh ở tháng thứ nhất thuận lợi hay không thuận lợi?

b) Tính số tiền lãi người đó nhận được sau 3 tháng tham gia kinh doanh ở tháng thứ nhất thuận lợi hay không thuận lợi?

Đáp án

a) Vì \frac{{ - 7}}{4} < 0\(\frac{{ - 7}}{4} < 0\) nên phân số \frac{{ - 7}}{4}\(\frac{{ - 7}}{4}\)chỉ số tiền lãi (triệu đồng) ở tháng thứ nhất cho biết thực chất tháng đầu đã lỗ, nghĩa là tháng thứ nhất kinh doanh không thuận lợi.

b) Số tiền lãi người đó nhận được ở tháng thứ hai là:

\frac{2}{5}.\frac{{ - 7}}{4} = \frac{{ - 7}}{{10}}\(\frac{2}{5}.\frac{{ - 7}}{4} = \frac{{ - 7}}{{10}}\)(triệu đồng)

Vậy tổng số tiền lãi người đó nhận được sau 3 tháng tham gia kinh doanh là:

\frac{{ - 7}}{4} + \frac{{ - 7}}{{10}} + \frac{{25}}{8} = \frac{{27}}{{40}}\(\frac{{ - 7}}{4} + \frac{{ - 7}}{{10}} + \frac{{25}}{8} = \frac{{27}}{{40}}\)( triệu đồng) =\frac{{27}}{{40}}.1\;000\;000\(\frac{{27}}{{40}}.1\;000\;000\)(đồng) = 675000 (đồng)

Vậy số tiền lãi người đó nhận được sau 3 tháng tham gia kinh doanh là 675 000 đồng.

Trên đây là toàn bộ Đáp án Giải SBT Toán 6 Bài 6: Giá trị của một phân số sách Chân trời sáng tạo để các em học sinh ôn tập củng cố các dạng bài tập hình học, vận dụng giải. Lời giải SGK Toán 6 CTST tương ứng:

Các em học sinh tham khảo thêm Toán lớp 6 Cánh DiềuToán lớp 6 Kết nối tri thức. Đáp án các môn sách mới chương trình GDPT lớp 6 liên tục được VnDoc cập nhật, các bạn cùng theo dõi nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

    Xem thêm