Giải Sinh 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào CTST

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào CTST. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Sinh 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

Bài 1 trang 68 SGK Sinh 10 CTST

Bản chất của men tiêu hóa là gì? Nó có tác động như thế nào đến cơ thể?

Lời giải

- Bản chất của men tiêu hóa là các enzyme.

- Khi uống men tiêu hóa, cơ thể được bổ sung enzyme nhờ đó nồng độ enzyme tăng lên hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra hiệu quả hơn.

Bài 2 trang 68 SGK Sinh 10 CTST

Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hóa được rơm, cỏ, củ,… có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hóa được cellulose?

Lời giải

- Trong cơ thể động vật ăn cỏ, có cả enzyme amylase trong ống tiêu hóa và enzyme cellulase do vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa tiết ra nên chúng có khả năng tiêu hóa cả tinh bột lẫn cellulose.

- Ở người chỉ có enzyme amylase trong ống tiêu hóa mà không có enzyme cellulase nên chỉ tiêu hóa được tinh bột mà không tiêu hóa được cellulose.

Bài 3 trang 68 SGK Sinh 10 CTST

Móng giò hầm đu đủ xanh là một món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp các bà mẹ sau sinh có nhiều sữa. Một điều thú vị hơn là khi hầm móng giò với đu đủ xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?

Lời giải

Khi hầm móng giò với đu đủ xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác là do trong đu đủ xanh có chứa enzyme papain - một loại protease có khả năng phân giải protein trong móng giò.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 180
Sắp xếp theo

    Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm