Giải Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus KNTT
Giải Sinh 10 KNTT Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
- Mở đầu trang 145 SGK Sinh 10 KNTT
- Dừng lại và suy ngẫm trang 146 SGK Sinh 10 KNTT
- Dừng lại và suy ngẫm trang 149 SGK Sinh 10 KNTT
- Dừng lại và suy ngẫm trang 150 SGK Sinh 10 KNTT
- Dừng lại và suy ngẫm trang 151 SGK Sinh 10 KNTT
- Dừng lại và suy ngẫm trang 153 SGK Sinh 10 KNTT
- Luyện tập và vận dụng trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus KNTT để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Mở đầu trang 145 SGK Sinh 10 KNTT
Năm 2019, một dịch bệnh mới gây bệnh viêm phổi cấp xuất hiện do một loại virus hoàn toàn mới lạ và được đặt tên là SARS-CoV-2 (hình bên). Virus gây bệnh theo cơ chế nào và có các biện pháp nào để phòng chống virus.
Lời giải
- Virus SARS-CoV-2 gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào cơ thể và các mô. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh đến mức nào. Virus này gây bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở,..và mức độ bệnh nặng nhẹ tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người cũng như chủng virus.
- Các biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2:
+ Thực hiện 5K (khẩu trang – khoảng cách – khử khuẩn – khai báo y tế - không tụ tập).
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
Dừng lại và suy ngẫm trang 146 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 1: Virus gây bệnh theo các cơ chế nào?
Lời giải
- Cơ chế gây bệnh chung của virus:
+ Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.
+ Cơ chế xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
+ Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 trang 146 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 2: Loại virus có vật chất di truyền là DNA hay RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới. Giải thích.
Lời giải
- Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới hơn vì:
+ Vật chất di truyền là RNA chiếm đa số ở virus, khoảng 70% nên xác suất đột biến cao hơn.
+ So với enzyme nhân bản DNA thì các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 trang 146 SGK Sinh 10 KNTT
Dừng lại và suy ngẫm trang 149 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 1: Tại sao HIV chỉ xâm nhập vào được một số loại tế bào miễn dịch ở người?
Lời giải
- Cũng giống như cơ chế chung của các virus khác, virus HIV cũng bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein, và để bám được vào tế bào chủ thì cần có sự tương tác đặc hiệu chìa khóa - ổ khóa với thụ thể tế bào chủ.
- Các gai glycoprotein của HIV có chức năng giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người (tế bào bạch cầu T4, đại thực bào) để xâm nhập vào tế bào đó.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 trang 149 SGK Sinh 10 KNTT
Dừng lại và suy ngẫm trang 150 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 1: Quan sát hình 25.2 và hình 25.4, cho biết điểm giống và khác nhau giữa virus cúm và HIV.
Lời giải
• Giống nhau:
- Đều được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: lõi nucleic acid, vỏ protein và vỏ ngoài.
- Lõi nucleic acid đều là RNA.
- Vỏ ngoài đều được cấu tạo từ phospholipid kép có các gai glycoprotein.
• Khác nhau:
Virus cúm A | HIV |
- Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn. | - Chỉ chứa 2 phân tử RNA. |
- Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N: + H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào. + N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên. | - Chỉ có 1 nhóm gai glycoprotein giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào các tế bào. |
- Không có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới. | - Có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus HIV sử dụng RNA sợi đơn của virus được phiên mã thành DNA sợi đôi. Sau đó DNA này hợp nhất vào nhiễm sắc thể người. |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 trang 150 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 2: Một số loại virus cúm bị đột biến không còn khả năng tiếp cận tế bào đường hô hấp của người. Hãy cho biết bộ phận nào của virus đột biến này bị hỏng.
Lời giải
- Một số loại virus cúm bị đột biến không còn khả năng tiếp cận tế bào đường hô hấp của người. Bộ phận của virus đột biến có thể đã bị hỏng là: gai glycoprotein nhóm H. Do gai glycoprotein của virus cúm có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào chủ.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 trang 150 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 3: Dựa vào hình 25.3, hãy vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người (lưu ý virus cúm không tích hợp vào hệ gene của tế bào người như HIV).
Lời giải
Vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người: Tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ → Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 3 trang 150 SGK Sinh 10 KNTT
Dừng lại và suy ngẫm trang 151 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 1: Virus gây bệnh ở các loài thực vật có thể truyền từ cây này sang cây khác và từ tế bào này sang tế bào khác bằng những cách nào?
Lời giải
Virus gây bệnh ở các loài thực vật có thể truyền từ cây này sang cây khác và từ tế bào này sang tế bào khác bằng 2 cách: truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.
+ Truyền theo hàng ngang: là sự lây nhiễm virus từ cây này sang cây khác. Do tế bào thực vật có thành tế bào nên virus không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào như ở các tế bào động vật. Virus có thể truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương, sau đó virus được nhân lên và lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất.
+ Truyền theo hàng dọc: Virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 trang 151 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 2: Các cây trên đường phố hoặc trong công viên cũng như những cây trồng lâu năm thường hay được quét vôi gốc (khoảng một mét từ mặt đất lên). Việc quét vôi như vậy nhằm mục đích trang trí hay mục đích gì khác? Giải thích.
Lời giải
- Các cây trên đường phố hoặc trong công viên cũng như những cây trồng lâu năm thường hay được quét vôi gốc (khoảng một mét từ mặt đất lên). Việc quét vôi như vậy không chỉ nhằm mục đích trang trí mà còn bảo vệ cây xanh vô cùng tốt.
- Thành phần trong vôi chủ yếu là canxi, có tác dụng cải tạo và ngăn chặn sự suy thoái của đất, hạn chế bào tử nấm phát triển trên cây trồng. Trong trồng trọt, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến với cây thân gỗ, cây ăn trái và cây công nghiệp nhằm chống lại sự tấn công của nấm bệnh hay sâu bọ gây hại như sâu đục thân tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 trang 151 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 3: Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao?
Lời giải
Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời vì:
- Do bệnh quai bị chỉ do một loại virus gây ra nên việc tạo miễn dịch đặc hiệu do vaccine phòng bệnh quai bị chỉ cần tiêm 1 lần là cơ thể đã có kháng thể chống lại.
- Virus cúm có rất nhiều chủng loại A, B, C và tốc độ đột biến của chúng cũng nhanh chóng, nên chỉ tiêm 1 lần vaccine phòng bệnh cúm là chưa đủ. Vì vậy, bệnh cúm khác với quai bị sẽ được tiêm chủng vaccine mỗi năm một lần.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 3 trang 151 SGK Sinh 10 KNTT
Dừng lại và suy ngẫm trang 153 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 1: Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học?
Lời giải
Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học là:
- Thuốc trừ sâu virus tác dụng đặc hiệu lên loài côn trùng gây hại mà không tiêu diệt các loài côn trùng có lợi.
- Thuốc trừ sâu virus chỉ tác động lên loại côn trùng đặc hiệu, không gây ảnh hưởng đến thực vật hay sức khỏe con người.
- Thuốc trừ sâu virus không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, đất.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 trang 153 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 2: Tại sao việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn?
Lời giải
Việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn vì:
- Do có cấu trúc đơn giản chỉ gồm lõi nucleic acid và vỏ protein nên tốc độ đột biến của các loài virus rất nhanh chóng, nên khó có đủ thời gian nghiên cứu ra một vaccine kịp thời so với tốc độ đột biến của chúng.
- Virus sống kí sinh bắt buộc, nên nghiên cứu chúng cần trên tế bào sống
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 trang 153 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 3: Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao?
Lời giải
Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời vì:
- Do bệnh quai bị chỉ do một loại virus gây ra nên việc tạo miễn dịch đặc hiệu do vaccine phòng bệnh quai bị chỉ cần tiêm 1 lần là cơ thể đã có kháng thể chống lại.
- Virus cúm có rất nhiều chủng loại A, B, C và tốc độ đột biến của chúng cũng nhanh chóng, nên chỉ tiêm 1 lần vaccine phòng bệnh cúm là chưa đủ. Vì vậy, bệnh cúm khác với quai bị sẽ được tiêm chủng vaccine mỗi năm một lần.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 3 trang 153 SGK Sinh 10 KNTT
Luyện tập và vận dụng trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 1: Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã?
Lời giải
- Khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS, vi rút đậu mùa,…
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 2: Tại sao khi điều trị AIDS, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau?
Lời giải
Khi điều trị AIDS, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau vì:
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Virus HIV tấn công các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Người bệnh nhiễm HIV, ở giai đoạn AIDS sẽ gặp phải rất nhiều bệnh cơ hội do sự suy giảm miễn dịch như ho kéo dài, tiêu chảy,..Vì vậy, để điều trị AIDS các bác sĩ thường phải cho bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị nhiều bệnh cơ hội mắc phải do HIV tấn công gây suy giảm miễn dịch ở người bệnh.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 3: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh cúm hay không? Giải thích.
Lời giải
- Không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh cúm mà chỉ có thể sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do cơ thể bị mắc cúm mà suy nhược.
- Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm.
- Nếu như trong khi mắc cúm, cơ thể yếu có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, có thể sử dụng kháng sinh để điều trị những bệnh do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh kéo dài hơn hay làm tăng tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh hết sức nguy hiểm, thậm chí sẽ tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường sau này.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 3 trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 4: Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Hãy cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus này không. Giải thích.
Lời giải
Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Những người hút thuốc lá sẽ không có nguy cơ bị nhiễm virus này vì đây là virus gây bệnh trên thực vật, chúng chỉ có thể lây nhiễm vào tế bào thực vật mà không lây nhiễm vào tế bào người.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 4 trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
Câu 5: Em đã được tiêm vaccine phòng những bệnh virus nào?
Lời giải
Các loại vaccine phòng bệnh virus em đã được tiêm là: thủy đậu, viêm gan B, lao, rubella, sởi, viêm não Nhật Bản, Covid - 19,...
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 5 trang 154 SGK Sinh 10 KNTT
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus KNTT. Bài viết hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Sinh 10 KNTT bài 25. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 KNTT, Hóa học 10 KNTT...