Giải Sinh 10 Bài 16: Công nghệ tế bào CD

Giải Sinh 10 Bài 16: Công nghệ tế bào CD được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

I. Công nghệ tế bào

II. Nguyên lý công nghệ tế bào

Câu 1 trang 95 SGK Sinh 10 CD

Quan sát hình 16.2, trình bày sự khác nhau giữa biệt hoá và phản biệt hoá tế bào?

Giải Sinh 10 Bài 16

Lời giải

Sự khác nhau giữa biệt hoá và phản biệt hoá tế bào:

- Biệt hoá là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hoá về cấu trúc và chức năng, từ đó phân hoá thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể.

- Phản biệt hoá là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hoá thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hoá về cấu trúc và chức năng.

III. Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật

Câu 2 trang 96 SGK Sinh 10 CD

Vì sao người ta thường áp dụng kĩ thuật vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây quý hiếm như các cây dược liệu, cây gỗ quý, cây thuộc loài nằm trong Sách Đỏ (ví dụ: lan kim tuyến, sâm ngọc linh,...). Kĩ thuật này có ý nghĩa gì?

Lời giải

- Áp dụng kĩ thuật vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây quý hiếm vì: Những loài cây này có khả năng tái sinh trong tự nhiên thấp. Trong khi đó, sử dụng phương pháp vi nhân giống thì chỉ cần một mảnh lá, thân, rễ,… của cây mẹ có thể tái sinh thành hàng loạt các cây con trong một thời gian ngắn, từ đó vừa bảo tồn được vốn gen của các loài cây này vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người.

- Ý nghĩa của kĩ thuật vi nhân giống:

+ Tạo ra số lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn và diện tích nhỏ.

+ Bảo tồn được một số nguồn gen thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Tạo ra các giống cây sạch bệnh virus (kĩ thuật nuôi cấy mô phân sinh, tạo hạt giống nhân tạo).

+ Tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho các quy trình nuôi dịch huyền phù tế bào thực vật, chuyển gene vào tế bào thực vật.

Câu 3 trang 97 SGK Sinh 10 CD

Kể tên một số giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào mà em biết?

Lời giải

Một số giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào:

- Từ tế bào phôi của giống lúa CR203 rồi dùng phương pháp vi nhân giống để tạo ra giống lúa mới cấp Quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.

- Tạo ra cây lai giữa khoai tây và cà chua.

- Dung hợp dòng tế bào trần đơn bội (n) với dòng tế bào trần lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dưa hấu không hạt, bưởi cam không hạt,…

IV. Một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật

Câu 4 trang 97 SGK Sinh 10 CD

Nêu một số thành tựu về nuôi cấy tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế mà em biết.

Lời giải

Một số thành tựu về nuôi cấy tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế:

- Nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc thành tế bào mỡ dùng trong công nghệ thẩm mĩ.

- Tạo tế bào cơ, tế bào sụn, nguyên bào xương dùng trong điều trị nhiều bệnh tổn thương tim mạch, thoái hoá xương, khớp, các bệnh viêm nhiễm,…

- Tạo nên mô da để cấy ghép trở lại cho người bị bỏng nặng.

Câu 5 trang 98 SGK Sinh 10 CD

Nêu ví dụ chuyển gene ở động vật cho sản phẩm dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh ở người.

Lời giải

- Gà chuyển gene để sản xuất trứng làm thuốc chữa bệnh Wolman - suy giảm lipase trong lysosome.

- Dê chuyển gene để sản xuất sữa làm thuốc chữa bệnh suy giảm antithrombin alfa - một yếu tố chống đông máu.

- Lạc đà chuyển gen có khả năng sản xuất ra các protein dược phẩm mang trong sữa để sản xuất ra các loại thuốc trị lại những căn bệnh di truyền.

Câu 6 trang 99 SGK Sinh 10 CD

Trình bày một số ứng dụng của nhân bản vô tính động vật.

Lời giải

Một số ứng dụng của nhân bản vô tính động vật:

- Tạo ra mô, cơ quan thay thế để điều trị bệnh cho người.

- Tạo ra các mô, cơ quan làm mô hình sàng lọc thuốc.

- Tạo ra các bản sản của các động vật có nguy cơ tuyệt chủng nhằm mục đích bảo tồn sự đa dạng di truyền.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 16: Công nghệ tế bào CD. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Sinh 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CD...

Đánh giá bài viết
1 113
Sắp xếp theo

    Sinh học 10 Cánh Diều

    Xem thêm